Tài liệu Những lỗi các sếp mới dễ mắc phải

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày nay, tại các doanh nghiệp, tổ chức có nhiều người được đề bạt, thăng chức lên cấp quản lý vì họ đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Đó là những người rất giỏi về kỹ năng chuyên môn, có vốn hiểu biết sâu sắc về kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên, không ít trong số họ lại thiếu kỹ năng hoặc không có kinh nghiệm về quản lý. Dưới đây là một số những “lỗi” mà các nhà quản lý mới vào nghề thường mắc phải.

    Chú trọng vào yếu tố công việc hơn yếu tố con người

    [​IMG]Trước khi trở thành nhà quản lý, ưu tiên số một của bạn là hoàn thành nhiệm vụ được giao. Những gì bạn làm hàng ngày là đầu tư thời gian, công sức để công việc được tiến hành một cách suôn sẻ. Tuy nhiên, giờ đây trên cương vị một nhà quản lý, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bạn là giúp những người khác, mà cụ thể là nhân viên của bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

    Tất nhiên là giờ đây bạn vẫn có những nhiệm vụ riêng của mình. Là một nhà quản lý, bạn cũng có trách nhiệm đối với những bản báo cáo hàng tuần, lập kế hoạch cho các hoạt động của công ty. Nhưng trên hết, yếu tố để đánh giá kết quả công việc của bạn dựa trên kết quả làm việc của từng cá nhân mà bạn quản lý.

    Một nhà quản lý có năng lực là người có thể giúp nhân viên của mình cảm thấy tự tin về bản thân, thậm chí có thể giúp họ làm việc tốt hơn mức họ có thể nghĩ tới. Đối với người này, bạn cần hướng dẫn cho họ những kỹ năng về chuyên môn, tổ chức, với người khác bạn lại cần giúp cho họ khám phá ra chính những sở thích và điểm mạnh của bản thân, từ đó họ có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả, đặc biệt trong các lĩnh vực có yêu cầu cao về tính sáng tạo.

    Quản lý về mặt con người thường ở một cấp độ cao hơn, khó khăn hơn so với việc quản lý công việc, nhiệm vụ đơn thuần. Giúp nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng công việc của toàn nhóm mà bạn quản lý, đó cũng là tiêu chí để đánh giá khả năng quản lý của mỗi cá nhân.

    Mất nhiều thời gian cho quá trình chuyển giao

    Trên thực tế, có không ít nhà quản lý khi mới được bổ nhiệm vẫn giữ thói quen ôm đồm công việc mà đáng lẽ ra anh ta nên giao các việc đó cho nhân viên của mình để dành thời gian và sức lực giải quyết các công việc có ý nghĩa quan trọng hơn đối với công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...