Tiểu Luận Những lĩnh vực pháp luật kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO? G

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ở Việt Nam thuật ngữ “thương mại” được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, Trong một đạo Luật Thương mại. Năm 1990, Quốc hội thông qua hai đạo luật rất quan trọng, đó là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Hai luật này đã đưa ra một khái niệm mới trong khoa học pháp lý Việt Nam có liên quan nhiều đến việc áp dụng pháp luật thương mại, đó là khái niệm “kinh doanh”. Khái niệm “kinh doanh” cũng được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp 1999, theo đó “kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Khoản 3 Điều 2). Khái niệm này trong một chừng mực nhất định có những điểm tương đồng với khái niệm thương mại theo nghĩa rộng được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay và cũng được giải thích tại Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL năm 1985. Pháp lệnh trọng tài thương mại ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2003 nêu rõ: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Song có thể nói, khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa rộng này mới chỉ được tồn tại trong một văn bản pháp quy mang tính chất tố tụng (luật hình thức) mà chưa tồn tại trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao mang tính nội dung.

    Sự ra đời khái niệm “kinh doanh” theo Luật Doanh nghiệp 1999, sự tồn tại khái niệm “kinh tế” trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, cũng như khái niệm “thương mại” theo Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 đã tạo ra sự nhận thức khác biệt trong cách hiểu về “thương mại” so với Luật Thương mại 1997. Phạm vi điều chỉnh rộng hẹp của khái niệm thương mại trong hệ thống pháp luật nêu trên đã tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo trong việc áp dụng các quy định pháp luật về luật nội dung (Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Thương mại 1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989) cũng như luật tố tụng (Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003). Đặc biệt, điều này còn ảnh hưởng đến quá trình Việt Nam thích ứng với các quy định và tập quán thương mại quốc tế. Có thể nói đây là một trong những trở ngại lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

    Việc xác định phạm vi điều chỉnh theo diện hẹp của Luật Thương mại 1997 trên thực tế đã phát sinh nhiều vấn đề, không chỉ trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại mà còn ảnh hưởng đến việc giải quyết các tranh chấp thương mại, tiếp sau đó là việc công nhận và cho thi hành các bản án, phán quyết của trọng tài nước ngoài. Thực tế cho thấy nhiều bản án của toà án và phán quyết của trọng tài nước ngoài, đặc biệt là các vụ tranh chấp liên quan đến đầu tư, xây dựng đã không được thực thi ở Việt Nam do nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Điển hình là vụ tranh chấp hợp đồng giữa hai công ty xây dựng đối với hợp đồng được ký kết năm 1995 về việc xây dựng khu nghỉ mát tại miền Trung Việt Nam. Tranh chấp được đưa ra Trọng tài tại Queensland, Australia và phán quyết trọng tài được đưa ra theo hướng có lợi cho Công ty Tyco và sau đó được chuyển sang Việt Nam để đề nghị công nhận và cho thi hành. Ngày 23/5/2002, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận phán quyết trọng tài. Một trong các cơ sở chính được Công ty Leighton đưa ra để không công nhận và thi hành phán quyết trọng tài là quan hệ hợp đồng liên quan đến vụ tranh chấp là quan hệ xây dựng và quan hệ này không phải là quan hệ thương mại theo các quy định của Luật Thương mại 1997. Tháng 1/2003, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử lại vụ việc và bác quyết định của Tòa sơ thẩm bởi lẽ các giao dịch trong hợp đồng 1995 liên quan đến hoạt động xây dựng nhưng hoạt động xây dựng này lại không có bản chất thương mại theo pháp luật Việt Nam thời điểm đó cũng như theo Luật Thương mại 1997 và do vậy, phán quyết trọng tài không đủ điều kiện để được công nhận và thi hành tại Việt Nam.

    Như vậy, vấn đề đặt ra là khái niệm thương mại cần phải được quy định rõ và thống nhất trong đạo luật thương mại, theo đó phạm vi điều chỉnh của nó cần được mở rộng phù hợp với các quy định và tập quán thương mại quốc tế.

    Theo Luật thương mại của quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam số 36/2005/qh11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định:

    Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

    II. Những lĩnh vực pháp luật kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO? Giải thích. Nhà nước Việt Nam đã có những chuẩn bị gì để thích ứng với tình hình mới đó

    Gia nhập WTO nghĩa là tham gia một sân chơi bình đẳng. Nhiều nước đang phát triển có cùng trình độ như Việt Nam, có các chủng loại hàng hóa, dịch vụ tương tự như chúng ta, nhưng họ đã gia nhập WTO trước và đã được hưởng một số ưu đãi. Việt Nam sẽ là đối thủ cạnh tranh với các nước đang phát triển khác về hàng xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các nước này không muốn chúng ta có những điều kiện ưu đãi hơn họ khi chúng ta gia nhập WTO. Vì vậy, trong quá trình đàm phán đa phương và song phương, Việt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...