Luận Văn Những lễ hội, làng nghề ở Bắc Ninh và những điều kiện để phát triển du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc N

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những lễ hội, làng nghề ở Bắc Ninh và những điều kiện để phát triển du lịchlễ hội làng nghề ở Bắc Ninh - thực trạng và một số đề xuất




    Phần mở đầu

    I. Lý do lựa chọn đề tài


    Cuộc sống ngày càng phát triển đôi khi người ta sống quá nhanh. Vô hình đã bỏ qua và đánh mất những giá trị “ văn hóa” của mình. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO bên cạnh rất nhiều nhưng cơ hội giao lưu “văn hóa” để tiến tới một nền văn hóa “ tiên tiến” thì cũng có rất nhiều những thách thưc lớn. Một trong những thách thức đó là mờ nhạt và nguy cơ đánh mất bản sắc của chính dân tộc mình.Và có lẽ ngay từ bây giờ chúng ta lẽ chúng ta phải bắt đầu có những suy nghĩ về vấn đề đó ngay từ bây giờ. Cần có những”rào bảo vệ “ cho văn hóa của mình để có thể thực hiện đúng phương tram”hòa nhập nhưng không hòa tan”.Du lịch nói chung và cụ thể hơn là du lịch văn hóa là một phương pháp” giáo dục “ như” một loại kháng sinh” của văn hóa Việt Nam.
    Bắc Ninh một tỉnh nhỏ nhưng có thể nói là một trong những cái nôi của nền văn hóa Việt Nam , những làng quê, và lễ hội ở Bắc Ninh là điển hình của làng quê và lễ hội ở Việt Nam. Ở Bắc Ninh hằng năm có thể nói là nơi diễn ra nhiều lễ hội nhất ở Việt Nam.
    Không những vậy Bắc Ninh còn là nơi có một hệ thống làng nghề khá dầy đặc ,chủ yếu là những nghề thủ công truyền thống như trạm trổ , trạm trổ, điêu khắc , đúc đồng,vẽ tranh,làm giấy Như vậy Bắc Ninh có những điều kiện rất tuyêt vời để phát triển du lịch lễ hội ,làng nghề , càng tuỵệt vời hơn cho sự kết hợp của du lịch lễ hôi và làng nghề Tuy nhiên những làng nghề và lễ hội nơi đây đang đứng trước nguy cơ mai một nghiêm trọng. Như vậy du lịch văn hóa nói chung và cụ thể là du lịch lễ hội nói riêng có thể phát triển còn là một điều kiên tuyệt vời để gìn giữ và phát triển các làng nghề đang có nguy cơ mai một ở Bắc Ninh , nâng cao đời sống của người dân nơi đây.
    Bài viêt dưới đây của em, dưới góc độ là trách nhiệm của một sinh viên Kinh Bắc, có tiếng nói với quê hương của mình. Một sinh viên năm thứ 3 với những hiểu biết sơ bộ về chuyên ngành du lịch và nguồn thông tin thứ cấp qua đài báo ,internet, và những suy nghĩ của bản thân .
    II. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài

    Trong những năm gần đây, đời sống vật chất được nâng cao với những tiện nghi hiện đại nhât, mức sống của người dân dược cải thiện trông thấy. nhưng cùng với nó lối sống thực dụng , chạy theo đồng tiền cũng có nguy cơ phát triển. nhịp sống đô thị ngày càng căng thẳng đang khiến cho quan hệ gia đình ngày càng trở lên lỏng lẻo ,cha con, vợ chồng ít quan tâm tới nhau hơn. Trên báo chí đã xuất hiện những vụ con cái kiện cáo cha mẹ, tranh chấp của cải với cha mẹ, đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão vv là những hiện tượng trước đây chỉ xẩy ra ở phương tây.(Tìm hiểu bản sắc văn hóa việt nam_GS.viện sĩ Trần Ngọc Thêm)
    Khi Việt Nam đã gia nhập WTO bên cạnh rất nhiều những cơ hội về kinh tế cũng như về văn hóa. Cơ hội tiếp thu những văn hóa tiến bộ. để tiến tới là một nền “văn hóa tiên tiến”. Bên cạnh rất nhiều những cơ hội đó thì văn hóa Việt Nam sẽ bắt gặp rất nhiều những thách thực “ hòa tan”. Mặt trái của nền kinh tế thị trừơng với khuynh hường “thương mại hóa”,với sự xáo trộn về thang bậc giá trị, với sự phục hồi hủ tục cũng tác động ráo riết. Hơn lúc nào hết,nhu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trở lên ngày càng bức thiết.
    Khi nghiên cứu đề tài này em muốn nhấn mạnh một điều : phát triển du lịch văn hóa đem lại một lợi ích rất lớn không chỉ đơn thuần dừng lại ở lợi ích kinh tế mà quan trọng hơn mà nó đem lại chính là “ lợi ích văn hóa” ( như đã nói ở trên)
    Với phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở “ du lịch lễ hội làng nghề ở một tỉnh là Bắc Ninh”. Riêng ở góc độ cá nhân sau bài nghiên cứu này em mong muốn có thể củng cố thêm những kiến thức “ kinh tế tế du lịch” của mình. Thành thạo hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học, củng cố và trang bị thêm những kiến thức thực tế về du lịch của Bắc Ninh “ quê hương mình”
    III. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

    1.Phương pháp nghiên cứu

    § Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
    § Phương Pháp thu thập thông tin thứ cấp
    § Và các phương pháp khác
     
Đang tải...