Tiểu Luận những làn sóng du nhập văn minh bên ngoài trong lịch sử nhật bản

Thảo luận trong 'Đông Phương Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhật Bản là một quốc gia thành công nhất ở châu Á trong việc phát triển

    kinh tế - xã hội và hiện tại đang là cường quốc kinh tế đứng thứ ba thế giới, mặc

    dù nước Nhật không phải là quốc gia được tạo hoá ban cho những điều kiện

    thiên nhiên thuận lợi.

    Một trong những nguyên nhân đem lại thành công ấy là ngay từ thời lập

    quốc, người Nhật đã luôn luôn có ý thức học tập bất kỳ nước nào vì họ nhận thấy

    rằng, vào thời điểm đó việc bắt chước là có lợi cho sự phát triển, cho sự phồn vinh

    của đất nước Nhật.

    Nhật Bản đã 3 lần tiếp thu văn minh bên ngoài một cách ồ ạt. Lần thứ nhất

    trong các thế kỷ VII - VIII: học tập văn minh Trung Hoa. Lần thứ hai, vào nửa

    cuối thế kỷ XIX: tiếp thu văn minh phương Tây. Lần thứ ba: tiếp thu văn minh

    Mỹ sau khi bại trận trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Bài viết này

    dừng lại ở lần tiếp thu văn minh phương Tây dưới chính quyền Minh Trị.

    1. Du nhập nền văn minh Trung Hoa

    1.1. Nhật Bản và quan hệ Trung – Nhật những thế kỷ đầu sau Công nguyên

    Mặc dù trên quần đảo Nhật Bản đã xuất hiện cư dân từ khá sớm nhưng vào

    những thế kỷ đầu Công nguyên, một số nhà nước phôi thai mới xuất hiện mà Nhật

    Bản gọi là Buraku kokka (Bộ lạc quốc gia). Theo Đông Di truyện của Trung Quốc thì

    Nhật Bản lúc này có khoảng hơn 100 quốc gia như vậy mà điển hình là quốc gia

    Yamatai1 (Đại Hoà) ở vùng Osaka và Nara ngày nay. Đây cũng là nơi khởi nghiệp

    của dòng họ Thiên hoàng Nhật Bản. Cho nên Yamato còn được coi là tên đầu tiên

    của nước Nhật. Ngoài việc tìm cách mở rộng lãnh thổ ở trong nước, Yamato còn tiến

    hành công cuộc xâm lược sang bán đảo Triều Tiên. Đây là thời điểm xã hội Nhật

    Bản chuyển biến nhanh hơn sang chế độ chiếm hữu nô lệ, trong khi chế độ này

    đang suy tàn trên phạm vi thế giới để thay bằng chế độ phong kiến mà điển hình là

    nước Trung Hoa láng giềng.



    Kết luận

    1) Nhật Bản là một dân tộc rất nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài, có

    thiện cảm với những dân tộc ngoại lai, và hơn thế nữa họ có khuynh hướng bị

    mê hoặc bởi những sự vật ngoại lai. Trước kia, người Nhật đã say mê Trung Quốc

    và văn minh Trung Hoa. Vào thế kỷ VII sau T.L., không những Hoàng thân

    Shotoku đã viết Hiến pháp đầu tiên của Quốc gia – vẫn gọi là Hiến pháp 17 điểm –

    bằng chữ Hán, mà ông còn cố gắng đưa vào toàn thể đời sống quốc gia một ảnh

    hưởng Trung Hoa mạnh mẽ: gồm việc du nhập quần áo Trung Quốc và những

    hàng nghệ thuật Trung Quốc. Cũng vậy, khi người Âu châu lần đầu tiên đến các

    đảo Nhật vào thế kỷ XVI, dân Nhật hăng hái tìm hiểu văn hoá Tây phương. Người

    ta có ghi lại, khi các giáo sĩ viếng thăm Nhật Bản, họ rất ngạc nhiên về việc phổ

    biến nhiều loại súng ở Nhật, và họ công nhận đây là sự khác biệt quan hệ giữa

    Nhật Bản và các nước Đông phương khác.

    2) Nếu trong việc tiếp thu văn minh Trung Hoa, Thái tử Shotoku là người có

    công đầu tiên, thì Thiên hoàng Minh Trị đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc

    du nhập văn minh phương Tây.

    3) Mỗi lần du nhập văn minh bên ngoài, nước Nhật lại trưởng thành một

    cách nhanh chóng. Lần thứ nhất, việc tiếp thu văn minh Trung Hoa đã từng

    bước xác lập chế độ phong kiến ở Nhật Bản. Lần thứ hai, việc học tập các nước

    phương Tây đã đưa đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở nước này. Rút kinh

    nghiệm của lần tiếp thu trước, việc học tập văn minh phương Tây của người

    Nhật tỏ ra bài bản hơn, quyết liệt hơn và kết quả là những thành công đưa lại

    cũng nhanh chóng hơn.

    4) Việc tiếp thu văn minh bên ngoài của người Nhật luôn luôn dựa vào

    nguyên tắc tiếp thu cái mới, biến cái mới thành cái của mình trên cơ sở duy trì cái

    cũ, giữ vững bản sắc dân tộc. Vì vậy, việc tiếp thu văn minh bên ngoài chỉ làm

    phong phú thêm nền văn hoá của nước nhà. Đó là bài học kinh nghiệm không

    phải chỉ cho nước Nhật mà cho tất cả các nước, trong đó có Việt Nam chúng ta
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...