Chuyên Đề Những kỹ năng mềm cần trang bị sinh viên ngành kỹ thuật ô tô sau khi ra trường

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG KỸ NĂNG MỀM CẦN TRANG BỊ SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ SAU KHI RA TRƯỜNG


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thời đại ngày nay – thời đại mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão, điều này đang đặt ra những thách thức to lớn đối với nền giáo dục đại học Việt Nam. Xu thế các Trường đại học Việt Nam hiện nay đang từng bước rút ngắn thời gian đào tạo mà nội dung kiến thức không thay đổi nếu không muốn nói là nhiều hơn với việc cập nhật các kiến thức mới từng ngày. Bên cạnh đó là đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, người kỹ sư không chỉ giỏi trong sách vở mà còn phải có tính thực tế, nắm bắt được sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhanh nhạy, hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề trên nhiều mặt Do đó vấn đề đặt ra là làm sao để với một thời gian qui định cho phép mà có thể chuyển tải tới người học một khối lượng kiến thức khổng lồ, đa dạng để bắt kịp tiến bộ của khoa học kỹ thuật và rèn luyện cho người học kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp giao tiếp xã hội.
    Sinh viên ra trường phải chuẩn bị:
    - Tìm hiểu và tham gia, tuyển dụng công việc đúng chuyên ngành đã học tại trường đại học.
    - Làm việc đúng chuyên môn, phù hợp với khả năng, năng lực.
    - Nếu được, tốt nhất làm việc ở công ty, doanh ngiệp có uy tín, thương hiệu trên địa bàn hay khu vực nhất định.
    Phải đảm bảo những kỹ năng cần thiết:
    - Phải tiếp thu tốt những kiến thức do thầy cô dạy tại trường và phát huy những kiến thức đó tại cơ sở làm việc;
    - Phải liên tục cầu tiến trong học tập để đạt kết quả tốt và đây cũng là tiền đề, tạo niềm tin khi làm việc;
    - Phải chịu khó học hỏi những, tiếp thu những kiến thức mới tại cơ sở làm việc
    - Luôn biết khiêm tốn, không tự cao, xác định rằng giai đoạn đầu là học hỏi kinh nghiệm để cũng cố kiến thức tại trường.
    II. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ SAU KHI RA TRƯỜNG.
    1. Những thuận lợi và khó khăn chung tại các trường đại học
    Những thận lợi
    - Các trường đều có ngành dạy chuyên môn nên có mức độ chuyên sâu tốt hơn trước đây; giáo trình được cập nhật ngày một sát với thực tế dạy và học.
    - Đội ngũ giảng viên có trình độ, dồi dào kinh nghiệm, yêu ngành nghề và có trách nhiệm trong công việc .
    - Các thiết bị dạy và học ngày được đổi mới và nâng cao hơn.
    - Máy móc, thiết bị thực tập cũng được đổi mới và trang bị ngày càng hoàn thiện.
    Những khó khăn
    - Giáo trình dạy học có nhiều thay đổi sát với thực tế nhưng thời lượng còn chưa hợp lí, đặc biệt là các nhóm môn chuyên ngành số tiết học còn quá ít để cho sinh viên nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn. Trong khi các nhóm môn học đại cương thì vẫn còn chiếm thời gian nhiều.
    - Nhà trường khuyến khích thay đổi cách dạy và học nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều sinh viên không bắt kịp những kiến thức thầy giáo dạy.
    - Trang thiết bị được mua mới nhiều nhưng số lượng vẫn chưa đáp ứng đủ cho sinh viên thực tập. Một số thiết bị quá mới và công nghệ cao nên sinh viên không thể vận hành được hoặc gây cảm giác lo sợ gặp sự cố hư hỏng.
    - Sinh viên ít được tiếp cận thực tế tại các xưởng sửa chữa, trạm sửa chữa.
    2. Hiện trạng sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường
    - Phần lớn các sinh viên không chịu nổ lực học tập để đạt kết quả tốt trước khi ra trường.
    - Sinh viên còn buông thả khá nhiều trong những cuộc chơi như cá độ bóng đá, uống rượu, .
    - Nhiều sinh viên có suy nghĩ đi học đại học như là một hình thức đi du lịch dài ngày.
    - Sinh viên chọn ngành học mà chưa được tư vấn nên chọn ngành học không phù hợp rồi gây nên chán nãn không chịu học.
    - Sinh viên chưa thực sự yêu thích ngành mình học.
    - Khả năng làm việc tập thể kém hiệu quả.
    - Không tự tin vào những kiến thức của mình học tại trường khi đứng trước một ai đó nói về lĩnh vực chuyên môn.
    3. Khả năng đáp ứng công việc của sinh viên chuyên ngành kỹ thuật ô tô sau khi ra trường
    a. Một số công việc sinh viên ngành kỹ thuật ô tô có thể làm sau khi tốt nghiệp:
    - Nhà máy lắp ráp ô tô trong nước, liên doanh
    - Cơ sở bảo trì, sửa chữa ô tô
    - Các nhà máy, khu công nghiệp trên các dây truyền vận hành
    - Thương mại, kinh doanh tại các showroom ô tô
    - Công ty bảo hiểm phi nhân thọ
    - Cơ quan hành chính Nhà nước
    - Cơ sở đào tạo: các trường, trung tâm dạy nghề, trường cao đẳng, đại học
    - Các viện, trung tâm nghiên cứu
    - Một số lĩnh vực khác vv
    b. Khả năng đáp ứng công việc của sinh viên sau khi ra trường
    - Hiện nay sinh viên ra trường gần như không đáp ứng được nhiệm vụ, công việc cơ quan giao phó. Hầu hết đều phải đào tạo, huấn luyện lại.
    - Các mặt hạn chế của sinh viên còn nhiều, đặc biệt “tình yêu ngành kỹ thuật ô tô” còn quá kém.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...