Tiểu Luận Những kinh nghiệm về thiết lập cơ chế đồng tiền chuyển đổi ở một số nước đang phát triển

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌNH HÌNH CHUNG VỀ THIẾT LẬP CƠ CHẾ ĐỒNG TIỀN CHUYỂN ĐỔI TRÊN THẾ GIỚi
    Qua những phân tích trên đây, có thể thấy thiết lập tính chất chuyển đổi của đồng tiền là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi một quá trình chuẩn bị, tạo đủ những điều kiện tiên quyết mới đạt được kết quả mong muốn, tránh được những rủi ro, những tác động tiêu cực đến công cuộc cải cách và toàn bộ hoạt động kinh tế nói chung của đất nước.
    Chính vì vậy, đa số các quốc gia trên thế giới, dù là những nước đang phát triển hay những nước công nghiệp phát triển, chỉ thiết lập tính chất chuyển đổi đồng tiền của họ sau khi nền kinh tế đã ổn định và phát triển, thườn là sau khi đã tiến hành cải cách công nghiệp, tự do hoá thương mại và thật sự yên tâm về một cơ cấu kinh tế đủ sức cạnh tranh cùng với một mức dự trữ phương tiện thanh toán quốc tế tương đối đảm bảo.
    Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chỉ có Mỹ và Thuỵ Sỹ là hai nước có đồng tiền chuyển đổi. Lúc này, các nước Tây Âu cũng mong muốn thiết lập đồng tiền chuyển đổi nhưng vì khả năng cạnh tranh thương mại so với Mỹ còn yếu nên họ vẫn e ngại và hết sức thận trọng. Năm 1947, Anh có ý đồ thiết lập khả năng chuyển đổi cho đồng tiền của mình. Rõ ràng nền kinh tế của Anh thuộc vào hàng những quốc gia đứng đầu thế giới, hơn nữa lại được Mỹ cho vay 3,75 tỷ USD để ủng hộ cho đồng Bảng Anh trở thành đồng tiền chuyển đổi. Nhưng cuối cùng, họ đã thất bại nặng nề vì chưa hội đủ các điều kiện tiên quyết và số tiền được Mỹ cho vay đã hết sạch chỉ sau một tháng. Ngày 20/08/1947, Anh buộc phải đình chỉ việc chuyển đổi đồng Bảng Anh. Cho đến năm 1961, các nước Tây Âu mới thiết lập tính chất chuyển đổi vãng lai còn tính chất chuyển đổi vốn thì mới được thực hiện trong những năm gần đây mà điển hình là Pháp và Ý chỉ thực hiện từ cuối những năm 80.
    Nhật Bản có thể được coi là một cường quốc kinh tế song cũng chỉ thực hiện chuyển đổi vãng lai vào năm 1964 còn chuyển đổi vốn thì phải đến những năm 80 mới được thiết lập.
    Các nước công nghiệp mới (NICs) nhờ có những biện pháp tự do hoá thương mại và hối đoái, đã có nhiều thành công trong phát triển kinh tế suốt hai thập kỷ vừa qua nhưng cũng còn rất thận trọng và dè dặt trong việc thiết lập tính chất chuyển đổi đồng tiền của họ. Có thể thấy Hàn Quốc là một ví dụ điển hình, cho tới năm 1988, họ mới bắt đầu thiết lập khả năng chuyển đổi của đồng Won trong thanh toán vãng lai.
    Bước đầu của chuyển đổi tiền tệ là việc các quốc gia cam kết thực hiện điều VIII bản điều lệ của IMF (đã được đề cập ở chương 1)

    Bảng 2.1: Số nước tham gia vào Điều 8 bản điều lệ IMF
    (Tính đến ngày 31/10/1997, xuất khẩu thế giới theo số liệu năm 1996)
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]Năm
    [/TD]
    [TD]Số nước
    [/TD]
    [TD]Tỷ trọng trong hạn ngạch của IMF (%)
    [/TD]
    [TD]Tỷ trọng xuất khẩu thế giới (%)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Những năm 40
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]19,8
    [/TD]
    [TD]13,1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Những năm 50
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]3,1
    [/TD]
    [TD]3,8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Những năm 60
    [/TD]
    [TD]26
    [/TD]
    [TD]41,7
    [/TD]
    [TD]52,5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Những năm 70
    [/TD]
    [TD]18
    [/TD]
    [TD]4,3
    [/TD]
    [TD]3,0
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Những năm 80
    [/TD]
    [TD]15
    [/TD]
    [TD]4,7
    [/TD]
    [TD]7,6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Những năm90
    [/TD]
    [TD]73
    [/TD]
    [TD]18,4
    [/TD]
    [TD]10,9
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế 12 – 1997
    Tính đến ngày 20/12/96 đã có 137 thành viên của IMF cam kết thức hiện điều VIII của bản điều lệ IMF. Trong đó, tất cả các nước công nghiệp đã dỡ bỏ kiểm soát vốn; các nước SADC, chỉ có Mauritius và Zanbia chuyển đổi tài khoản vốn còn những nước khác như ở Nam Phi thì vẫn còn đang trong giai đoạn chuẩn bị.
    Qua nhiều năm có nhiều cuộc chuyển đổi tiền tệ thành công nhưng cũng không ít quốc gia thất bại. Để áp dụng một cách thiết thực nhất các kinh nghiệm về chuyển đổi tiền tệ, chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về quá trình này ở các nước đang phát triển.
    2.2. ĐẶC TRƯNG KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
    2.2.1. Sự gia tăng của các luồng vốn đầu tư
    Bắt đầu từ những năm 80, khuynh hướng tự do hoá tài khoản vốn và tăng cường liên kết kinh tế toàn cầu của các nước đang phát triển đã thu hút những khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Theo các số liệu thống kê của IMF, luồng vốn ròng chảy vào các nước đang phát triển đã tăng từ 0,5% GDP trong những năm 70, 80 lên xấp xỉ 3% GDP vào năm 1998 sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á.
    Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào các nước
    đang phát triển
    [​IMG]
    Nguồn: UNCTAD
    Tất nhiên, sự gia tăng này có những dấu hiệu đáng mừng nhưng nó cũng tạo ra nguy cơ tiềm ẩn về sự đổi chiều đột ngột trên quy mô lớn của các luồng vốn, đặc biệt là các khoản vốn đầu tư tư nhân, ngoại trừ vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Sự đổi chiều của các luồng vốn đầu tư nhạy cảm một mặt là hệ quả, mặt khác là nguyên nhân trực tiếp của sự đổ vỡ dây chuyền và tổn thất nguồn lực trong nền kinh tế. Điều này càng được chứng minh rõ ràng khi khảo sát hậu quả khủng hoảng tài chính tiền tệ cho thấy những nền kinh tế tự do hoá tài khoản vốn và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đã chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn rất nhiều các nền kinh tế tương đối đóng cửa và độc lập với hệ thống tài chính – tiền tệ quốc tế.
    2.2.2. Thường trực đối mặt với rủi ro tỷ giá
    Một thực tế đang tồn tại tại phổ biến hiện nay là các nước đang phát triển chưa có một đồng bản tệ mạnh với khả năng chuyển đổi quốc tế rộng rãi. Vì vậy cá nhân, tổ chức là người cư trú rất khó huy động vốn trên thị trường không muốn duy trì trạng thái trường ngoại tệ đối với đồng tiền của các nước đang phát triển ngoại trừ những mục đích tạm thời cho các giao dịch thương mại hoặc chi trả trên lãnh thổ quốc gia đang phát triển thường vượt xa rất nhiều giá trị tài sản có ngoại tệ mà họ nắm giữ. Nói cách khác, các quốc gia đang phát triển thường xuyên phải duy trì một trạng thái nợ ngoại tệ ròng dương trên bảng tổng kết tài sản và do đó phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, lo ngại tỷ giá tăng lên. Ngay cả những nước đang phát triển có nền kinh tế mạnh như Hàn Quốc hay các nước theo tỷ giá cố định với đồng USD như Thái Lan, Argentina .cũng không nằm ngoài quy luật này.
    2.2.3. Tính đa dạng trong danh mục đầu tư
    Tính quốc tế hoá trên bảng tổng kết tài sản của các tổ chức, cá nhân ở các nước đang phát triển gia tăng mạnh mẽ như một hệ quả trực tiếp của toàn cầu hoá tài chính. Số liệu cho thấy trong 3 năm từ 1996 đến 1998, có trên 28% giá trị chứng khoán quốc tế phát hành tại các nước đang phát triển đã được định giá bằng các đồng tiền khác nhau ngoài USD.
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...