Tài liệu Những kinh nghiệm về chính sách ngôn ngữ ở Australia

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những kinh nghiệm về chính sách ngôn ngữ ở Australia










    Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu chính sách ngôn ngữ ở Australia từ thế kỉ XIX cho đến nay, thể hiện qua những thay đổi trong chính sách của Nhà nước đối với ngôn ngữ và sự thay đổi trong những thiết chế chủ yếu của cộng đồng do tình trạng nhiều ngôn ngữ cùng tồn tại ở Australia. Trọng tâm là những thay đổi trong giáo dục và trong hệ thống truyền thông, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của ngôn ngữ trong một xã hội đa văn hóa.
    Cho đến nay, Australia đã tiến hành nhiều cải cách mang ý nghĩa quốc tế trong chính sách ngôn ngữ, đặc biệt với việc công bố Chính sách ngôn ngữ Quốc gia vào năm 1987. Chính sách này cho thấy một sự thay đổi mang tính quyết định trong cam kết chính trị đối với ngôn ngữ ở Australia sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi nó thừa nhận vai trò quan trọng của những ngôn ngữ khác với tiếng Anh.
    Bài học từ chính sách ngôn ngữ ở Australia sẽ có đóng góp cho việc hoạch định chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay.







    1. Vài nét về lịch sử




    Khi những người Anh đến định cư ở Australia, với thái độ thực dân, họ đã không đếm xỉa gì đến văn hoá và ngôn ngữ của thổ dân. Những ngôn ngữ thổ dân không được thừa nhận như những thực thể có giá trị. Từ năm 1788, tiếng Anh của những người đến định cư đầu tiên mặc nhiên được thừa nhận là ngôn ngữ dùng để trao đổi và giao dịch chính, bất chấp một thực tế là ngày càng có nhiều người không nói tiếng Anh (với tư cách là ngôn ngữ mẹ đẻ) nhập cư vào Australia. Tuy nhiên, trong thực tế các thứ tiếng Pháp,









    Trung Quốc, Đức, Irish, Italia và Scots Gaelic vẫn được sử dụng rộng rãi và được dạy trong một số vùng của Australia cho đến năm 1870, năm ban hành một đạo dụ quy định dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy. Về sau, dòng người không nói tiếng Anh nhập cư vào Australia vẫn được duy trì một cách đáng kể nhưng nói chung, tất cả những thổ dân bản địa và dân nhập cư không nói tiếng Anh đã phải chấp nhận sự đồng hoá với văn hoá Anh
    - Australia và phát triển tiếng Anh - Australia như là một biến thể của tiếng Anh chung.
    Chính sách ngôn ngữ của Australia đã trải qua những giai đoạn nhiều biến động, thay đổi. Những sự thay đổi này có liên quan mật thiết đến cách nhìn nhận bản sắc văn hoá và dân tộc, đến quan niệm về vị thế của Australia trên trường quốc tế.






    2. Các giai đoạn trong chính sách ngôn ngữ ở Australia


    Có thể thấy 4 giai đoạn khác nhau trong việc thực thi chính sách ngôn ngữ ở Australia: Giai đoạn 1: Chấp nhận và tuỳ nghi (từ
    khi những cư dân da trắng bắt đầu đến định cư ở Australia cho đến giữa những năm 1870).
    Trong giai đoạn này, ở một số vùng như Victoria và South Australia, cư dân nói nhiều thứ tiếng khác nhau; ở một số vùng khác như New South Wales và Tasmania thì lại có thể xem như vùng đơn ngữ. Chính phủ không hiển ngôn khuyến khích hay ngăn cản việc sử dụng những thứ tiếng khác tiếng Anh, ngoại lệ sự coi thường được duy trì đối với các ngôn ngữ thổ dân. Tuy nhiên, cũng không có một điều luật nào quy định những ngôn ngữ nào thì được sử dụng hay không được sử dụng trong nhà trường, trên các phương tiện truyền thông hay giao dịch thương mại. Một số trường tiểu học và trung học thực hiện chế độ song ngữ: các trường này thực hiện việc giảng dạy bằng tiếng Đức và tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Anh hoặc tiếng Scottish và tiếng Anh. Đã tồn tại cả một tờ báo viết bằng tiếng Đức, trong đó các chính trị gia có thể tranh biện và đôi lúc, đăng tải những thông báo đấu thầu của chính phủ. Tại các thành phố và mỏ vàng, có những câu lạc bộ đồng hương, thể hiện sự đa dạng của các nhóm ngôn ngữ. Có thể nói, giai đoạn này là giai đoạn tồn tại một xu hướng song ngữ.
    Giai đoạn 2: Khoan dung và hạn chế (từ những năm 1870 đến đầu những năm 1900).
    Từ những năm 1870, các trường Anh ngữ đã được thành lập và được xem là các trường chuẩn mực. Điều này làm nảy sinh xu hướng thuần nhất. Trong những năm đầu thế kỷ 20, các ngôn ngữ không phải tiếng Anh bị giới hạn số giờ dạy ở một số trường tư thục của một số bang. Trong quá trình thế giới có

    nhiều biến động, căng thẳng, nước Australia xuất hiện đã thể hiện mạnh mẽ xu hướng là một nước nói tiếng Anh.
    Giai đoạn 3: Loại bỏ và đồng hoá (từ 1914 đến 1970).
    Thế chiến thứ nhất và những năm sau đó chứng kiến một xu hướng bài ngoại ở Australia cũng như những cố gắng nhằm khẳng định vị thế của nó vừa với tư cách là một dân tộc độc lập vừa với tư cách là một bộ phận của Đế chế British (và sau này là Khối Thịnh Vượng Chung). Đi kèm với quá trình này là một thứ chủ nghĩa đơn ngữ quá khích: nước Australia và người Australia cần phải quên đi di sản đa ngữ của mình.
    Thái độ này được tiếp tục trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi một dòng người nhập cư đông đảo đã đến định cư ở Australia. Những nhu cầu về ngôn ngữ của những người nhập cư rất ít được quan tâm. Đã có những quy định nhằm ngăn cản các đài phát thanh chuyển phát tiếng nước ngoài vượt qua mức 2,5% thời lượng phát sóng và yêu cầu tất cả các thông điệp không phải tiếng Anh phải được chuyển dịch sang tiếng Anh. Đặc biệt, vô tuyến truyền hình - loại phương tiện có tác động sâu sắc đến sự phát triển của trẻ em - chỉ sử dụng tiếng Anh.
    Các ngôn ngữ thổ dân chịu một số phận tồi tệ hơn. Trong giai đoạn này, sự kỳ thị, sự đồng hoá mang tính cưỡng bức, chẳng hạn, tách trẻ em khỏi bố mẹ dưới những hình thức nào đó, đã khiến cho 100 trong tổng số 250 ngôn ngữ thổ dân được bị tiêu diệt. Số còn lại thì được miêu tả là đang trong tình trạng ngoắc ngoải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...