Luận Văn Những kiến nghị về các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hợp đồng tín dụng

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Những kiến nghị về các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hợp đồng tín dụng
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế đất nước hiện nay thì nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế hết sức lớn và khẩn trương, tuân thủ theo những yêu cầu khắt khe của nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng thương mại là người đáp ứng tốt nhất những yêu cầu này. thục tế ở nước ta hiện nay vốn cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản v.v là từ nhiều nguồn như: vốn ngân sách, vốn tự có, vốn cổ đông, vốn tín dụng. Trong đó, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán- phát hành cổ phiếu, trái phiếu tuy còn mới mẻ nhưng cũng đã có những đóng góp đáng kể trong việc huy động vốn để phát triển sản xuất. Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh huy động vốn trung hạn và dài hạn quan trọng, phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Nó là một thị trường phức tạp, hoạt động theo một thiết chế phức tạp với những quy luật chi phối khắc nghiệt, sâu sắc và ảnh hưởng toàn diện đến tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải tự mình đổi mới, bảo đảm lợi ích chính đáng cho các nhà đầu tư và an toàn cho phát triểnkinh tế-xã hội.Song nhìn chung, nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại có những ưu thế rất riêng, đó là một nguồn vốn đều đặn, kịp thời và linh hoạt khi các NHTM thực sự hoà nhập vào nhịp thở của nền kinh tế thị trường.
    Cho vay là một hoạt động kinh doanh tiền tệ chủ yếu của NHTM, ngày nay khi nước ta đang ở trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh doanh càng trở nên bức xúc, các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều. NHTM với vai trò trung gian tài chính đã tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế đem cho các nhà doanh nghiệp và công chúng vay. Kinh doanh tiền tệ sẽ gặp rủi ro khi thị trường không ổn định, khả năng thu nhập không ổn định, các doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản và rủi ro sẽ xảy ra khi bị khách hàng lừa đảo Trước tình hình đó, Chính phủ, các bộ,nghành có liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý cho tổ chức tín dụng để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt. Đó chính là sự nghiên cứu để đưa ra các nhận xét, đánh giá, phát hiện những qui định của pháp luật về các giải pháp bảo đảm tiền vay chưa phù hợp với thực tiễn. Đồng thời qua phân tích thực tiễn áp dụng các giải pháp đó tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn(NHN0 & PTNT) Thành phố Vinh để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng thành phố, góp phần hoàn thiện các giải pháp bảo đảm tiền vay, nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng thực hiện công việc một cách có hiệu quả, tránh những sai sót và các quy định khó thực hiện trong thực tế .

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Một là, phân tích và lý giải các quy định về các giải pháp bảo đảm tiền vay của NHTM và được áp dụng cụ thể tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh.
    Hai là, đề xuất các giải pháp và kiến nghị với cơ quan ban hành pháp luật, các bộ, ngành có liên quan và NHNo & PTNT TP. Vinh góp phần hoàn thiện các giải pháp đảm bảo tiền vay nhằm nâng cao chất lượng và hoạt động cho vay của Ngân hàng.

    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Là pháp luật về các giải pháp bảo đảm tiền vay tại NHNo & PTNT, những ưu điểm và tồn tại của các giải pháp đó khi áp dụng vào thực tiễn.

    4. Phạm vi nghiên cứu :
    Đề tài chỉ nghiên cứu những quy định về các giải pháp bảo đảm tiền vay tại NHTM và thực tiễn áp dụng chúng ở NHNo & PTNT TP. Vinh từ 1999 đến 2001.

    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Sử dụng các phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng kết hợp với thực tiễn để phân tích có chọn lọc các văn bản của pháp luật, các quy định của NHNo & PTNT Việt Nam, tham khảo các tạp chí như: Tạp chí ngân hàng, báo thị trường tài chính tiền tệ ,

    6. Kết cấu của đề tài
    Đề tài gồm ba phần:
    Phần I: Phần mở đầu
    Phần II: Phần nội dung:
    Chương I: Bảo đảm tiền vay- giảI pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.
    Chương II: Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay tạI NHNo & PTNT Thành phố Vinh Nghệ an.
    Chương III: Những kiến nghị về các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hợp đồng tín dụng.

    Phần III: Phần kết luận.

    MỤC LỤC

    A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
    3. Đối tượng nghiên cứu 2
    4. Phạm vi nghiên cứu : 2
    5. Phương pháp nghiên cứu. 3
    B. PHẦN NỘI DUNG 4

    CHƯƠNG I : BẢO ĐẢM TIỀN VAY - GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG. 4
    I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 4
    1. Khái niệm. 4
    2. Đặc điểm của quan hệ tín dụng Ngân hàng 7
    3. Vai trò của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 8
    3.1. Tín dụng Ngân hàng là công cụ, đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 8
    3.2. Quan hệ tín dụng là động lực mạnh mẽ, đầy tiềm năng đối với việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 9
    II. Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 9
    1. Khái niệm về các biện pháp bảo đảm tiền vay theo văn bản hiện hành. 9
    2. Các nguyên tắc bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. 12
    3. Các biện pháp bảo đảm tiền vay 13
    3.1. Đối với các biện pháp cho vay có bảo đảm bằng tài sản. 13
    3.2. Chế độ pháp lý về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. 30
    4. Xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng. 34
    4.1. Xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận. 35
    4.2. Tổ chức tín dụng chủ động áp dụng các biện pháp xử lý tài sản 38
    4.3. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. 40
    CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VINH 41
    I. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong thời gian qua. 41
    1. Sơ lược đôi nét về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh. 41
    2. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong năm qua. 43
    3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 44
    II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh. 47
    1. Đặc điểm hoạt động của NHNo & PTNT thành phố. 47
    2. Hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng nông nghiệp. 48
    2.1. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp: 49
    2.2. Hồ sơ do ngân hàng lập bao gồm; 51
    2.3. Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập: 51
    3. Quy trình xét duyệt cho vay. 57
    4. Tình hình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay tại NHNo & PTNT thành phố Vinh. 60

    CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY 69
    I. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam. 69
    1. Về Nghị định 178/1999/NĐ-Cp ngày 29/12/1999 69
    1.1. Quy định về điều kiện của tài sản bảo đảm tiền vay chưa rõ ràng: 69
    1.2. Chưa quy định cư thể về trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm: 70
    2. Về nội dung chủ yếu của hợp đồng thế chấp, cấm cố. 72
    3. Về công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm. 73
    4. Về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. 75
    II. Kiến nghị với Ngân hang Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Vinh. 78
    1. Về chiến lược khách hàng: 78
    1.1. Thực hiện chinh sách lưa chon khách hàng cho vay theo trình độ tập trung và tích tụ cảu nền sản xuất xã hội. 79
    1.2. Xây dựng phong cách, đạo đức, thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên: 79
    2. Về trang thiết bị các kỹ thuật tin học, hệ thống thu thập các dữ liệu thông tin và xử lý thông tin: 80
    3. Về nâng coa năng lực thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng: 80
    4. Về nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng. 82
    5. Về kiểm tra và kiểm toán nội bộ tổ chưc tín dụng 83

    KẾT LUẬN 85
     
Đang tải...