Tài liệu Những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 1999 và nâng cao

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 1999 và nâng cao hiệu quả của chế định này trong thực tiễn áp dụng










    Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 về các hình phạt bổ sung, thực tiễn xét xử và kinh nghiệm lập pháp các nước, tác giả đưa ra những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện hình phạt bổ sung trong BLHS năm 1999 và nâng cao hiệu quả của chế định này trong thực tiễn áp dụng.





    1. Những kiến nghị chung


    Trước khi đưa ra những kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về các hình phạt bổ sung (HPBS) cụ thể trong BLHS năm 1999, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị chung liên quan đến hầu hết các HPBS trong BLHS này, đó là:
    Thứ nhất, Điều 26 BLHS đưa ra định nghĩa pháp lý chung về hình phạt, đó là một sự tiến bộ về mặt lập pháp, nhưng định nghĩa này chưa có tính khái quát cao và chưa thật sự chính xác ở hai ý, thứ nhất là nhà làm luật sử dụng động từ nhằm là không chính xác làm nhầm tưởng rằng mục đích của hình phạt chỉ là tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội; thứ hai là việc sử dụng thuật ngữ biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất cũng là không chuẩn xác. Theo chúng tôi, thuật ngữ này có lẽ chỉ đúng với hình phạt chính (HPC), chứ không








































































    đúng với tính chất của HPBS, vì vậy định nghĩa về hình phạt nói chung nên sử dụng thuật ngữ biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc là phù hợp hơn. Ngoài ra, theo chúng tôi, tội phạm và hình phạt không nên chỉ quy định trong BLHS mà cần được quy định ở các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Quy định như vậy sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chính sách hình sự (CSHS) và tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Với quan điểm như vậy, ngoài việc cần sửa đổi Điều 2, Điều 8 và một số điều luật khác của Phần chung BLHS, chúng tôi đề nghị sửa đổi định nghĩa pháp lý về hình phạt trong Điều 26 BLHS như sau:
    Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước, được thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
    Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác và do Tòa án quyết định.
    Thứ hai, về mục đích của hình phạt, Điều 27 BLHS nên sửa đổi theo hướng khẳng định






    dứt khoát là hình phạt không có mục đích trừng trị, trả thù, hạ thấp danh dự của người phạm tội. Điều 27 BLHS cần được sửa lại như sau:
    Hình phạt có mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn có mục đích giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
    Hình phạt không có mục đích gây đau đớn về
    thể xác hoặc hạ thấp nhân phẩm của con người.
    Thứ ba, về giảm thời hạn hoặc miễn HPBS, Khoản 1 Điều 57 BLHS chỉ quy định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn mà chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, chứ không có quy định cụ thể về việc miễn chấp hành toàn bộ HPBS trong trường hợp HPBS chưa được chấp hành. Còn khoản 5 Điều 57 BLHS cũng chỉ có quy định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại đối với hình phạt cấm cư trú và quản chế trong trường hợp người bị kết án đã chấp hành được một nửa thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, trong khi đó điều luật này không quy định việc miễn chấp hành phần hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định, tước một số quyền công dân và một số HPBS khác, mặc dù người bị kết án đáp ứng đầy đủ các điều kiện tương tự. Chúng tôi cho rằng, không quy định áp dụng chế định miễn, giảm hình phạt đối với HPBS sẽ dẫn đến tình trạng không đảm bảo sự đồng bộ trong việc quy định các trường hợp miễn, giảm hình phạt, không chỉ trong BLHS mà còn cả trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Đồng thời việc quy định chế định miễn, giảm hình phạt đối với HPBS sẽ khuyến khích, động viên người bị kết án cải tạo tiến bộ, lập công. Vì vậy, BLHS cần thiết quy định các chế định này đối với tất cả các loại HPBS.
    Theo chúng tôi, Điều 57 BLHS có thể quy
    định như sau:
    Khoản 1 của Điều luật này vẫn giữ nguyên như quy định hiện tại và bổ sung thêm đoạn 2

    với nội dung là: Đối với người bị phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú hoặc quản chế, tước quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền là HPBS, chưa chấp hành hình phạt mà lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì theo đề nghị của viện trưởng viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định miễn toàn bộ hình phạt cho họ.
    Khoản 5 của Điều luật này sửa đổi như sau: Đối với người bị phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú hoặc quản chế, tước quyền công dân nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan có trách nhiệm theo dõi thi hành án, tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
    Đồng thời, khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng cần sửa đổi, bổ sung như sau cho đồng bộ: Người đang chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước quyền công dân, cấm cư trú hoặc quản chế, có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điều 57, 58, 59 và 76 BLHS; nếu họ chưa chấp hành hình phạt thì có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 57 BLHS.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...