Luận Văn Những khó khăn trong giao tiếp của học sinh mắc rối loạn tự kỷ ở các trường tiểu học trên địa bàn Qu

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Học sinh mắc rối loạn tự kỷ ở tiểu học thường là những trẻ mắc tự kỷ dạng nhẹ, có những “nét tự kỷ”. Đây là một dạng khuyết tật mới chưa có nhiều người biết đến. Vì vậy, chúng gặp rất nhiều khó khăn trong đó khó khăn trong giao tiếp là vấn đề đầu tiên. Ở Đà Nẵng, hiện nay học sinh này đang học chung với những học sinh bình thường và chịu nhiều thiệt thòi nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu để phát hiện, chuẩn đoán cũng như đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm giúp đỡ trẻ vượt qua những khó khăn này.
    ABSTRACT
    Students with autism disorder in primary school children often have mild form of autism or the "autistic features". This is a new form of disability are not well known. Therefore, we face many difficulties in communication that is difficult issues first. In Da Nang, current undergraduate students with normal students and disadvantaged but do not have a research project to detect, diagnose and make interventions to help children overcome these difficulties.
    I. MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Báo của UBBAXH-CARITAS VIỆT NAM về các hoạt động trợ giúp người khuyết tật (Tại Hội nghị CBR của Caritas Asia ở Cambodia)cho rằng. Hiện nay, tỷ lệ trẻ tự kỷ trên thế giới là 1/150 trẻ. Số trẻ có dấu hiệu tự kỷ được phát hiện ngày một gia tăng.
    Ở Việt Nam, theo Ts. Trần Thị Thu Hà và các bác sỹ chuyên môn thấy rằng mô hình tàn tật của trẻ thay đổi rất ghê gớm và số lượng trẻ tự kỷ đang gia tăng. Từ năm 1985 đến 1995 chủ yếu là bệnh bại liệt, từ năm 1995 đến năm 2000 thì 30% là bệnh bại não, từ 2000 trở lại đây thì trẻ tự kỷ xuất hiện ngày càng đông, năm sau cao gấp 2,3 lần năm trước.
    Trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng có những học sinh mắc rối loạn tự kỷ. Những học sinh này gặp rất nhiều trong đó có khó khăn trong giao tiếp. Các em gặp khó khăn cả sử dụng ngôn ngữ và sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Các em khó khăn trong việc hiểu lời nói của người khác, trong việc diễn đạt các câu nói một cách mạch lạc, đôi khi chưa rõ ý, nếu có diễn đạt được thì giọng nói của các em không có âm điệu, không nhấn giọng. Đặc biệt khó khăn trong việc giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, điệu bộ hay kém khả năng biểu cảm ngôn ngữ cơ thể làm cho những học sinh này không cảm nhận được người khác đang nghĩ gì về mình, hài lòng hay không hài lòng và người khác cũng cảm thấy khó hiểu với chúng. Những khó khăn đó đã gây trở ngại rất lớn trong việc kết bạn, quan hệ xã hội hay tham gia các hoạt động vui chơi, học tập dẫn đến các em cảm thấy chán học và bỏ học.
    Hiện nay, trên địa bàn quận Liên Chiểu hành phố Đà Nẵng vẫn chưa có một cuộc khảo sát nào về những học sinh mắc rối loạn tự kỷ và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về những khó khăn trong giao tiếp của học sinh mắc rối loạn tự kỷ. Vì vậy, nhiều học sinh mắc rối loạn tự kỷ giao tiếp rất kém, thậm chí không thể giao tiếp được với những người xung quanh.
    Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Những khó khăn trong giao tiếp của học sinh mắc rối loạn tự kỷ ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng” làm khóa luận tốt nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...