Tiểu Luận Những khó khăn của sinh viên trong học chế tín chỉ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ta biết rằng trong phần lớn thế kỷ 20, sức mạnh kinh tế của một quốc gia dựa trên đầu tư vào tư liệu sản xuất và cải tiến quá trình sản xuất. Nhưng ngày nay cải tiến kỹ thuật không còn bị giới hạn trong những máy móc nhập khẩu vốn dĩ có thể mua được dễ dàng trên thị trường, mà còn gắn với việc tiêu thụ hàng hóa. Những ngành xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới như sản xuất chất bán dẫn, máy tính, thiết bị truyền thông, dược phẩm có chi phí sản xuất không đáng kể so với chi phí và thời gian nghiên cứu để làm ra sản phẩm đó. Việc sản xuất những sản phẩm này trên thực tế có thể được đặt ở Việt nam, nhưng công nghệ điện tử, sinh - hóa, và việc nghiên cứu lý thuyết để làm ra những sản phẩm đó, kể cả việc làm gia tăng giá trị thặng dư, thì được sáng tạo ở các trường đại học của các nước phát triển. Trường đại học là cỗ máy quan trọng nhất trong cuộc cách mạng tri thức.
    Vì lý do đó mà giáo dục đại học luôn được xã hội quan tâm. Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Một trong những nội dung trọng tâm nhất của đổi mới giáo dục là đưa học chế TC áp dụng vào các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt nam. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, nhiều trường ĐH ở Việt nam đã áp dụng học chế TC trong đó có Trường ĐH CÔNG ĐOÀN. Việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ là một tiền đề để chất lượng đào tạo của chúng ta bát kịp với nền giáo dục thế giới. Trong hai năm qua, việc áp dụng học chế tín chỉ đã cho thấy nhiều ưu điểm nhưng cũng xuất hiện không ít những khó khăn, bất cập đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Để làm sáng rõ những thuận lợi và khó khăn của sinh viên ĐHCĐ nói chung và sinh viên XH13 nói riêng tôi xin chọn đề tài : “Nhận diện những thuận lợi và khó khăn của sinh viên XH13 trong học chế tín chỉ “làm đề tài nghiên cứu của mình. Hy vọng qua đề tài này tôi sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào việc làm sáng rõ những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khoa Xã Hội Học nói riêng và toàn thể sinh viên trường ĐHCĐ nói chung, dưới con mắt một sinh viên qua đó có một số các giải pháp và kiến nghị nhỏ để các Ban, các KHoa và các cơ quan hữu quan có nhiều căn cứ hơn để có các điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng và ngành học.
    Việc nghiên cứu đề tài này được thực hiện theo phương pháp điều tra xã hội học chủ yếu sử dụng bản phỏng vấn sâu,sử dụng số liệu đã được nghiên cứu của nhóm sinh viên trường ĐHCĐ. Vận dụng những quan điển của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của sinh viên XH13 thuộc Khoa XHH trường ĐHCĐ trong học chế tín chỉ.Vận dụng lí thuyết hành động xã hội của Max Weber vào việc phân tích, xem xét sự tác động của học chế tín chỉ đối với phương pháp học của sinh viên là xuất phát từ nhu cầu, mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục đại học đông thời cũng xuất phát từ nhu cầu, động cơ của từng sinh viên nhằm làm cho nội dung giáo dục phù hợp với năng lực, sở thích, nguyện vọng của mỗi sinh viên. Thông qua hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, phương pháp giảng dạy mới để phát nhằm huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng sinh viên XH13 nói riêng và của toàn bộ sinh viên ĐHCĐ nói chung đáp ứng được nguồn nhân lực trong thời đại mới.Sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp so sánh đánh giá và phương pháp nghiên cưú điển hình.
    HCTC là một vấn đề khá mới đối với sinh viên Viêt Nam nói chung và sinh viên ĐHCĐ nói riêng, vì đó là vấn đề mới nhưng lại mang tính cấp thiết nên có rất nhiều nhà nghiên, sinh viên đac tham gia nghiên cứu với các qui mô nhỏ, vừa và lơn.
    Nghiên cứu khoa học của sinh viên Đậu Thị Hòa trường ĐHSP-ĐH Đà Nẵng về đề tài “ Những vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình đào tạo theo HCTC tại khoa Địa Lí trường ĐHSP-ĐH Đà Nẵng “. Đề tài đã phàn nào chỉ ra những ưu thế và thách thức của dào tạo tín chỉ trong môi trường đại học hiện nay, chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn của sinh viên trong môi trường đào tạo mới
    Đề tài nghiên cứu “Sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội”. Của tác giả Trần Thị Minh Đức làm chủ đề tài đã tìm hiểu nhiều vấn đề bất ổn trong tâm lý của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội. Các chỉ báo về tâm lý đã chỉ ra những khó khăn của sinh viên như sự lo lắng về bản thân, lo cho gia đình, chưa quen với môi trường sống ở thành thị .
    Nghiên cứu khoa học năm 2006 của sinh viên Nguyễn Thị Kim Nhung, Nguyễn Thanh Ngọc (Khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) với đề tài “Thực trạng hoạt động học tập Đại học của sinh viên hiện nay và thái độ của sinh viên về hình thức đào tạo tín chỉ” không chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng mà còn hướng tới việc tìm hiểu thái độ của sinh viên về hình thức đào tạo tín chỉ, thông qua đó đánh giá khả năng thích ứng của sinh viên. Gần đây nhất là nghiên cứu khoa học 2008 của nhóm sinh viên khoa Tâm lý học gồm Đặng Thị Bích Hằng, Hoàng Mai Anh, Phạm Thị Hòa với đề tài “ Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên K52 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với đào tạo tín chỉ.” .
    Tất cả những tài liệu,đề tài trên phần nào đã chỉ ra những kho khăn trong quá trình học tập của sinh viên. Như các đề tài trên, đề tài của tôi cũng nghiên cứu về HCTC nhưng phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu được thu hẹp hơn mang tính chất cụ thể hơn đó là sinh viên XH13 của trường ĐHCĐ. Qua đó để có những giải pháp cụ thể cho từng đối tượng, từng ngành học phù hợp với môi trường ,đối tượng học để đạt được hiêu quả cao nhất.
    I. Khái quát chung về HCTC và đào tạo đại học theo HCTC.
    1. Qui chế đào tạo theo học chế tín chỉ
    Đào tạo hệ thống tín chỉ, lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới.Đây là phương thức đào tạo theo triết lý “ Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo “. Ở nước ta, trường ĐH Bách Khoa TP HCM đã triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm học 1993-1994 và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.Trong “Chương trình hành động của Chính phủ “ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ sáu của Quố hội đã chỉ rõ: “ Mở rộng, áp dụng học chế tín chỉ trong đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ”. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giaoi đoạn 2006-2020 đã được chính phủ phê duyệt cũng đã khẳng định: “ xây dựng học chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục đại học ở nước ta và vạch ra lộ trình hợp lí để toàn bộ hệ thống giáo dục đại học chuyển sang học chế tín chỉ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...