Báo Cáo Những khó khăn của sinh viên tiếng nhật, trường đại học ngoại ngữ, đại học đà nẵng khi sử dụng kính

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN TIẾNG NHẬT,
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHI SỬ DỤNG KÍNH NGỮ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
    DIFFICUTIES OF COLLEGE FOREIGN LANGUAGES STUDENTS IN USING ETIQUETTE IN JAPANESE COMMUNICATIVE CULTURE – SOME SUGGESTED SOLUTIONS








    TÓM TẮT
    Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hoá coi trọng lễ nghi. Điều này được thể hiện rất rõ nét
    trong tiếng Nhật thông qua kính ngữ. Đây là một phạm trù ngữ pháp phức tạp và khó sử dụng không chỉ đối với người nước ngoài học tiếng Nhật mà còn cả đối với người Nhật. Qua so sánh, đối chiếu kính ngữ trong tiếng Nhật và tiếng Việt chúng tôi đưa ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt trong văn hoá giao tiếp Nhật – Việt.
    ABSTRACT
    Japan is the nation which considers the code of etiquette to be an important social behavior. This can be clearly manifested in the use of etiquette in Japanese communication. It is a complicated grammatical rule-set which causes difficulties not only to foreign learners of Japanese but also to the Japanese. Through the comparative and contrastive analyses of etiquette in Japanese and Vietnamese, the researcher tries to present the similarities as well as dissimilarities of the Vietnamese and Japanese communicative cultures. So defining the difficult of the use of etiquette in Japanese culture and communication and find out the method to fix those disadvantages are essential to students who are trying to study Japanese. By that way they can use etiquette more frequently and they don’t have to fear that they use it in a wrong way.




    I. Đặt vấn đề


    Văn hoá phương Đông và phương Tây có nhiều điểm khác nhau trên nhiều phương diện, trong đó có văn hoá ứng xử. Khác với các nước phương Tây, các nước phương Đông, đặc biệt là Nhật Bản, quốc gia rất coi trọng lễ nghi và việc sử dụng kính ngữ trong giao tiếp. Bởi đó là cách nói biểu thị sự kính trọng với đối tượng giao tiếp và biểu thị sự khiêm tốn về bản thân mình. Việc sử dụng kính ngữ là thể hiện phẩm chất khiêm nhường của người nói và mang lại thiện cảm cho
    người đối thoại. Kính ngữ trong tiếng Nhật rất phong phú và được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, trở thành nét đẹp trong văn hoá giao tiếp của xứ sở Phù Tang.
    Sinh viên Việt Nam không phải là người dân bản xứ, tiếng Nhật cũng không phải là tiếng mẹ đẻ và có rất nhiều nét khác biệt trong ngữ pháp của ngôn ngữ hai nước khiến cho việc sử dụng chính xác, thành thạo kính ngữ trong giao tiếp với người Nhật của sinh viên Việt Nam gặp không ít khó khăn.
    II. Giải quyết vấn đề
    1. Phương pháp nghiên cứu


    - Tổng hợp tài liệu kết hợp đọc sách; Quan sát và trao đổi ý kiến với sinh viên đang theo
    học ngành tiếng Nhật;







    - Tiến hành phân tích những ngữ cảnh sử dụng kính ngữ cụ thể trong giao tiếp của người Nhật; Đối chiếu, so sánh giữa hai ngôn ngữ Việt – Nhật.
    - Khảo sát điều tra sinh viên năm 2 và 3 ngành tiếng Nhật tại Trường ĐH Ngoại ngữ để thấy được những khó khăn của sinh viên khi sử dụng kính ngữ trong văn hoá giao tiếp Nhật Bản, và đưa ra các biện pháp khắc phục.
    2. Kính ngữ trong tiếng Nhật
    2.1. Định nghĩa và vai trò của kính ngữ trong xã hội Nhật Bản
    2.1.1. Định nghĩa: Kính ngữ là một dạng đặc thù của các ngôn ngữ Châu Á khi người ta rất coi trọng các mối quan hệ xã hội. Kính ngữ được dùng với người trên hoặc người không có quan hệ gần gũi và thường dùng trong những trường hợp trang trọng [1]. Đặc biệt trong các vấn đề giao dịch, kinh doanh. Kính ngữ là một phương tiện ngôn ngữ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của con
    người tức là cách sử dụng từ ngữ để trao đổi thông tin.


    Về mặt lịch sử, sự khác biệt trong ngôn ngữ của nam giới và phụ nữ bắt đầu được nhận thấy vào khoảng thế kỷ 14 – 15. Những phụ nữ thuộc tầng lớp xã hội cao tự tạo cho mình một cách nói lịch sự, lễ phép với những đặc trưng ngôn ngữ riêng để phân biệt với ngôn ngữ của nam giới và những phụ nữ dân dã, thuộc tầng lớp xã hội thấp, qua đó để tự khẳng định địa vị xã hội của mình. Sau đó dần dần thứ “biệt ngữ” hay còn gọi là “kính ngữ” lan truyền rộng ra ngoài tới các tầng lớp
    dưới như gia đình các võ sĩ, thương nhân và tới cả các gia đình thường dân.


    2.1.2. Vai trò của kính trong xã hội Nhật Bản: Kính ngữ có vai trò điều tiết mối quan hệ trong xã hội. Trong giao tiếp, người Nhật thường có thói quen lược bỏ chủ ngữ, nhưng nhìn vào động từ (đã
    được biến đổi về kính ngữ) ta có thể nhận biết được mối quan hệ giữa người nói và người nghe, hoặc mức độ thân mật giữa họ.
    2.2. Các thành phần quan trọng trong câu kính ngữ
    2.2.1. Chủ thể của kính ngữ 敬語主体 (keigoshutai): Chủ thể của kính ngữ chính là đối tượng để
    tạo nên câu nói kính ngữ đó, mà cụ thể hơn là “người nói” 話し手 hoặc “người viết” 書き手.


    Ví dụ: 部長は社員旅行にいらっしゃいますか。


    Trưởng phòng có đi du lịch cùng với nhân viên không?
    2.2.2. Đối tượng của kính ngữ 敬語の相手 (keigonoaite): Đối tượng của kính ngữ ở đây chính là
    người mà động từ kính ngữ hướng tới, tức là “người nghe”.
    Ví dụ: 先生、この宿題を直していただけないでしょうか。
    Cô ơi, cô sửa giúp em bài tập này được không ạ?
    2.3. Mối quan hệ giữa các thành phần trong kính ngữ
    2.3.1. Mối quan hệ “bên trong” và bên ngoài”: “Bên trong” là khái niệm để chỉ mối quan hệ giữa những người, những sự việc, sự vật trong một nhóm, một phạm vi nhất định nào đó thuộc hoặc gần với người nói.
    Ví dụ: お母さん、どこへ行ったの。 Mẹ ơi, mẹ đi đâu đó?
    Ngược lại, “bên ngoài” là khái niệm dùng để chỉ những người, sự vật, sự việc nằm ngoái
    nhóm “bên trong” đã được nêu trên.
    Ví dụ: 申し訳ございませんが、社長は今、会議中でございます。


    Xin lỗi, bây giờ Giám đốc của tôi đang có cuộc họp.
    Trong giao tiếp, nếu như bối cảnh giao tiếp chỉ là giao tiếp giữa những người “bên trong”
    thì không cần phải sử dụng kính ngữ.
    2.3.2. Quan hệ trên dưới: Xã hội Nhật bản là xã hội rất coi trọng lễ nghi, coi trọng học vấn và địa vị xã hội. Quan hệ trên dưới ở đây chủ yếu là quan hệ về địa vị xã hội: giữa cấp trên với cấp dưới, giữa thầy giáo và học sinh – sinh viên, giữa bác sỹ và bệnh nhân Khi nói chuyện với người trên,







    người dưới bắt buộc phải sử dụng kính ngữ để nói về người đó, và sử dụng khiêm tốn ngữ để nói về mình. Và ngược lại, người trên có thể dùng cách nói ngắn gọn, thân mật.
    Ví dụ: 社長、今朝のテレビのニュースをご覧になりましたか。
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...