Luận Văn Những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ 1986 đến nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Đường lối đối ngoại được đánh giá là một trong những vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước trong hơn 20 qua. Trong những thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới, ngoại giao Việt Nam đã góp phần to lớn đưa nước ta thoát khỏi tình trạng bị bao vây và nhanh chóng hội nhập trong khu vực và trên thế giới.

    Quá trình hội nhập và thiết lập quan hệ trong khu vực và trên thế giới trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ. Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 172 nước trên thế giới. Từ 1995, nước ta có quan hệ đầy đủ và bình thường với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế chính trị, các tổ chức tài chính tiền tệ trên thế giới, đã cho thấy con đường đối ngoại Việt Nam đã trải qua nhiều sự kiện, thuận lợi và khó khăn. Tìm hiểu đối ngoại Việt Nam chính là tìm lại con đường lịch sử hội nhập, là nền tảng vững chắc cho đối ngoại của Việt Nam trong tương lai.
    Ngoại giao Việt Nam là một lĩnh vực nghiên cứu rộng và phong phú. Lựa chọn một số hoạt động đối ngoại mang tính chất nổi bật tới hoạt động ngoại giao Việt Nam là sự đánh giá có chọn lọc có phạm vi hẹp hơn song nó có tác động toàn bộ đến vấn đề đối ngoại của Việt Nam trong tời kì đổi mới.
    Trên cơ sở đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ 1986 đến nay” làm bài nghiên cứu khoa học của mình.
    Nghiên cứu về đối ngoại là một lĩnh vực quan trọng đã thu hút rất nhiều tác giả tham gia. Hiện nay có không ít những bài nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí, các báo, tạp chí khoa học chuyên ngành tiêu biểu như: Những chuyển biến mới trên thế giới và tư duy mới của chúng ta, Tạp chí quan hệ quốc tế, số 1 (1-1990); Hồng Hà (1992), Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của ta, tạp chí cộng sản, số 12 năm 1992; Nguyễn Mạnh Cầm (1993), Trên đường triển khai chính sách đối ngoại theo định hướng mới, tạp chí cộng sản (4); Võ Văn Kiệt (1994), Đường lối đối ngoại giao thời kỳ đổi mới. Chu Văn An (2004), Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại và hình thành đường lối đối ngoại đổi mới, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 3 tháng 9 năm 2004; Vũ Dương Ninh (2006), Vấn đề thời cơ trong tiến trình hội nhập quốc tế số 3 năm 2006 Đối với những nhà nghiên cứu nước ngoài, đáng chú ý là cuốn Những thách thức trên con đường cải cách Đông Dương của tập thể tác giả do Borje Ljunggren chủ biên, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, xuất bản 1994 tập trung đề cập nội dung công cuộc đổi mới các chính sách và kinh tế ở Việt Nam từ cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1990, trong đó nhấn mạnh đến những thay đổi to lớn trên thế giới đã có tác động to lớn với Việt Nam trong công cuộc đổi mới.
     
Đang tải...