Tiểu Luận Những hình thức chào phi lời nói hay những cử chỉ khi chào

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những hình thức chào phi lời nói hay những cử chỉ khi chào


    LỜI MỞ ĐẦU

    Như chúng ta đã biết, giao tiếp là cách thức để tồn tại và phát triển. Ngay từ thuở sơ khai, khi con người mới xuất hiện và bắt đầu quá trình sinh tồn của mình thì cũng là lúc xuất hiện các hình thức tiếp xúc và trao đổi giữa con người với nhau. Ban đầu, người tiền sử tiếp xúc với nhau ở trạng thái vô thức, họ không nắm bắt được mục đích của quá trình giao tiếp. Dần dần do nhu cầu sinh tồn, con người nắm bắt được kỹ năng và mục đích của quá trình giao tiếp. Tiếp đó, cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, con người ngày càng ý thức hơn trong quan hệ giao tiếp của mình. Bên cạnh sự xuất hiện của ngôn ngữ, để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống còn có sự hình thành và phát triển của giao tiếp phi lời nói, tức là những cử chỉ thái độ.
    Trong quá trình phát triển, do có sự phân hoá về vị trí địa lý, lịch sử nên đã dẫn đến sự khác biệt trong cách thức giao tiếp của từng tộc người, từng nền văn hoá trên thế giới. Giao tiếp bao gồm nhiều nội dung, trong đó, quan trọng nhất là chào. Chào là tỏ bằng lời nói hoặc cử chỉ thái độ kính trọng hoặc quan tâm đối với ai, khi gặp nhau hoặc khi từ biệt.
    Đề tài mà chúng tôi tập trung nghiên cứu là những hình thức chào phi lời nói, hay những cử chỉ khi chào. Chúng tôi chọn đề tài này vì những lý do sau đây:
    - Chào là một cách thức giao tiếp phổ biến. Khi gặp nhau hay khi từ biệt, người ta đều chào nhau. Bất cứ nơi đâu, cho dù đó là trong một ngôi làng, một thị trấn, một thành phố hay trong một đất nước, cách thức chào đều có thể diễn ra.
    - Chúng tôi cho rằng: Những hình thức chào phi lời nói chứa đựng nhiều thông điệp hơn và dễ sử dụng hơn so với hình thức chào bằng lời nói.
    - Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi hiểu biết thêm về sự đa dạng của các nền văn hoá, đặc biệt là văn hoá giao tiếp của những đất nước khác nhau.
    - Hơn nữa, trong chuyên ngành mà chúng tôi đang theo học – Quốc tế học – sẽ là rất cần thiết khi có vốn hiểu biết về các quốc gia khác. Nhờ đó, khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài hay bạn bè quốc tế, chúng tôi sẽ tránh được những cách cư xử khiếm nhã, không phù hợp với nghi thức xã giao của văn hoá nước bạn.
    - Đặc biệt, ở Việt Nam, theo chúng tôi tìm hiểu, có rất ít người nghiên cứu đề tài này. Chính vì vậy, mong muốn của chúng tôi là cung cấp cho các bạn những hình thức chào phổ biến và một vài kiểu chào độc đáo trên thế giới hiện nay.
    Phương pháp nghiên cứu
    Để đi sâu vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
    1.Phương pháp thống kê:
    Chúng tôi đã khoanh vùng phạm vi 130 nước để nghiên cứu, kết quả là:
    + 92 nước dùng hình thức bắt tay
    + 74 nước dùng hình thức hôn
    Trong đó:
    - 65 nước dùng kiểu hôn má
    - 5 nước dùng kiểu hôn 1 lần
    - 17 nước dùng kiểu hôn 3 lần
    - 10 nước dùng kiểu hôn gió
    +27 nước dùng hình thức ôm
    + 44 nước dùng hình thức cúi chào
    + 4 nước dùng hình thức chắp tay cúi chào
    + 8 nước dùng hình thức gật đầu
    Rất nhiều nước kết hợp các hình thức trên với nhau khi chào.
    2.Phương pháp so sánh:
    Như đã nói ở phần mục đích, do sự phân hoá về vị trí địa lý, lịch sử nên đã dẫn đến sự khác biệt trong cách thức chào ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, không phải mỗi quốc gia sử dụng một cách chào riêng biệt. Có hình thức chào được rất nhiều quốc gia sử dụng (bắt tay, hôn, ôm, cúi chào), cũng có những hình thức ít phổ biến hơn. Chúng tôi đã hệ thống theo những hình thức chào khác nhau, và trong từng hình thức đó còn phân chia ra những kiểu khác nhau.
    3.Phương pháp minh hoạ:
    Chúng tôi đã thu thập được một vài hình ảnh minh hoạ giúp cho bài nghiên cứu sinh động hơn. Và trong khi trình bày, hai thành viên sẽ minh hoạ bằng động tác, còn một thành viên khác sẽ sử dụng bản đồ.




    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 4
    I. HÌNH THỨC BẮT TAY 5
    II. HÌNH THỨC HÔN 14
    III. HÌNH THỨC ÔM 16
    IV. HÌNH THỨC CÚI CHÀO 18
    V. HÌNH THỨC CHẮP TAY CÚI CHÀO 19
    VI. HÌNH THỨC GẬT ĐẦU 22
    VII. NHỮNG HÌNH THỨC ĐẶC BIỆT KHÁC 22
    KẾT LUẬN 24
    TÀI LIỆU THAM KHẢO: 25
     
Đang tải...