Luận Văn Những hạn chế trong chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    I - Tính cấp thiết của đề tài 2
    II - Nội dung 4

    Chương 1 : Kinh tế tư bản tư nhân và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh 4
    1) Quan niệm về kinh tế tư bản tư nhân 4
    2)Vai trò của kinh tế tư bản tư nhân đối với sự phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh 6 6
    Chương 2 : Một số chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, những hạn chế và biện pháp khắc phục 9
    1) Những hạn chế trong chính sách khuyến khích đầu tư kinh tế tư bản tư nhân thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp khắc phục 9
    1.1 - Chính sách khuyến khích đầu tư 9
    a) Khái niệm chính sách đầu tư 9
    b) Vai trò đầu tư trong nền kinh tế xã hội 10
    c) Chính sách khuyến khích đầu tư 10
    1.2 - Những hạn chế trong chính sách đầu tư phát triển kinh tế tư bản tư nhân 14
    1.3 - Biện pháp khắc phục 18
    2) Những hạn chế trong chính sách tài chính tín dụng đối với các doanh nghiệp tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp khắc phục 21
    2.1- Chính sách tài chính tín dụng 21
    2.2- Những hạn chế trong chính sách tài chính tín dụng 22
    2.3 – Biện pháp khắc phục 23
    3) Những hạn chế của chính sách đất đai đối với các doanh nghiệp tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp khắc phục 27
    3. 1- Chính sách đất đai 27
    3.2 -Những hạn chế trong chính sách đất đai 29
    3.3 -Biện pháp khắc phục 34
    4) Chính sách di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đối với các doanh nghiệp tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh 35
    4.1 - Chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm 35
    4.2 - Hạn chế của chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm 41
    4. 3 - Biện pháp khắc phục 42
    III - Kết luận 44
    Tài liệu tham khảo 45



    I ) TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trước đây chúng ta đã thủ tiêu thành phần kinh tế tư nhân và cấm Đảng viên không được làm kinh tế tư nhân vì coi đó là nguồn gốc của tư bản và đi ngược lại mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính điều này đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, làm cho đất nước không thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài. Nhìn thẳng vào thực tế, quy luật của nền kinh tế, và bối cảnh thế giới, Đảng ta đã nhận thấy rằng nếu chúng ta cứ giữ khư khư sự độc quyền của lĩnh vực kinh tế quốc doanh mà không tạo điều kiện cho lĩnh vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển trong đó có cả lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân thì sẽ tạo ra tình trạng trì trệ trong nền kinh tế, đi ngược lại với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, đất nước không thể thoát ra khỏi nghèo nàn. Chính vì vậy, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2002) Đảng ta đã công nhận kinh tế tư nhân là một trong sáu thành phần kinh tế quan trọng của đất nước và từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực kinh tế này phát triển. Và thực tế đã cho thấy trong mười năm qua, khu vực kinh tế ngoài nhà nước nói chung trong đó có kinh tế tư bản tư nhân nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo ra số công ăn việc làm lớn cho người lao động, làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước, tốc độ tăng trưởng tài sản khá cao, lợi nhuận lớn, đã đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước và tăng thêm thu nhập, mức sống cho người lao động.
    Trong xã hội người ta thường ví von các doanh nghiệp nhà nước là con đẻ, còn doanh nghiệp tư nhân chỉ là những đứa con nuôi. Éo le thay, mặc dù con đẻ luôn được nuông chiều, chăm bẵm, ưu ái thì lại chậm lớn, ỷ lại. Trong khi con nuôi chịu nhiều thiệt thòi lại biết vượt khó vươn lên ngày càng thành đạt. Vì thế phát triển kinh tế tư nhân là việc làm hết sức cần thiết.
    Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất cả nước. Là nơi tập trung nhiều thành phần kinh tế trong đó sự đóng góp của lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân đối với ngân sách thành phố, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động có vai trò rất lớn. Theo số liệu của cục Thống kê thành phố, tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong GDP của thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng từ 11,5% năm 2000 lên 38% năm 2008. Năm 2009, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tiếp tục giữ tỷ trọng cao trong GDP (49,3%), so với khu vực nhà nước (27,4%) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (23,3%). Tổng sản phẩm trong nước của các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố chín tháng đầu năm trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 151.556 tỉ đồng ; khu vực kinh tế nhà nước là 87.773 tỉ đồng; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 65.202 tỉ đồng. Số liệu trên đã cho thấy vai trò to lớn của lĩnh vực kinh tế này đối với nền kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đang ra sức làm kinh tế đưa đất nước phát triển cùng bạn bè quốc tế. Tuy đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển xong những chính sách đó còn rất nhiều hạn chế, kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế này. Vì vậy nghiên cứu về những hạn chế trong những chính sách phát triển kinh tế đối với khu vực kinh tế tư bản tư nhân là một việc làm hết sức cần thiết để từ đó chúng ta có những chính sách phát triển hoàn thiện hơn, phù hợp hơn đối với lĩnh vực kinh tế này để nó có điều kiện được bộc lộ hết năng lực của mình trong phát triển kinh tế đất nước. Đây cũng chính là lý do mà nhóm chúng tôi lựa chon đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...