Giáo Trình Những hạn chế trong áp dụng pháp luật đất đai vào công tác giải tỏa, đền bù về đất đai cho người dân

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Những hạn chế trong áp dụng pháp luật đất đai vào công tác giải tỏa, đền bù về đất đai cho người dân – những vấn đề đặt ra
    Giới thiệu chung

    1/ Lý do chọn đề tài
    Ngày nay, đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã
    hội của đất nước. Đất đai là tư liệu sản xuất trực tiếp của nền kinh tế nông - lâm -
    ngư nghiệp, là địa bàn để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, là nhu cầu cần
    thiết cho sinh hoạt của con người. Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại
    hóa của đất nước hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, các quy phạm
    pháp luật để quản lý sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Trong đó, việc quy định
    về đền bù, giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất là lĩnh vực quản lý nhạy cảm và phức
    tạp. Điều này thể hiện ở chỗ: khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng quản lý
    nhà nước vẫn mang tính bao cấp, quan liêu. Vì thế nhiều chính sách về đền bù còn
    bất cập, chưa giải quyết hết những quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi
    Nhà nước thu hồi đất. Mặc dù Nhà nước đã thành lập Hội đồng tư vấn để nghiên
    cứu, xem xét quyết định nhưng bên cạnh việc quy định giá bồi thường chưa phù
    hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, lại thêm việc nhiều địa phương khi lấy
    đất để phát triển kinh tế lại không vận dụng đúng và linh hoạt các quy định của Nhà
    nước dẫn đến mất công bằng trong việc định giá từng khu vực và giữa các khu vực
    với nhau. Những vấn đề trên đã dẫn đến việc khiếu nại, khiếu kiện của người dân ở
    nhiều địa phương yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết về quyền và lợi
    ích hợp pháp cho họ.
    Đứng trước thực trạng nêu trên, để cân bằng giữa lợi ích giữa Nhà nước và
    lợi ích của người dân, khắc phục được những khó khăn trong công tác giải tỏa đền
    bù hiện nay, nhóm tác giả chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Những hạn chế
    trong áp dụng pháp luật đất đai vào công tác giải tỏa, đền bù về đất đai cho người
    dân – những vấn đề đặt ra” để làm nghiên cứu khoa học, nhằm mục tiêu:
    - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác giải tỏa đền bù đất đai;
    - Tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đền bù, giải tỏa đất
    đai;
    - Tìm hiểu và nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của Nhà nước và người
    dân khi ứng dụng pháp luật đất đai vào giải tòa, đền bù;
    - Đề xuất các giải pháp để giải quyết các khó khăn trên.
    2/ Mục tiêu nghiên cứu
    - Những vướng mắc trong công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư, bao gồm từ
    phía người dân và những người thực hiện dự án.
    - Điều tra những hộ có đất trong khu vực thuộc dự án, phân chia khu vực được
    đền bù với những mức giá khác nhau.
    - Thu thập tài liệu, tư liệu có liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ và tái
    định cư của dự án.
    - Đề xuất một số giải pháp để khắc phục khó khăn của dự án để phù hợp với
    nhu cầu thực tế.
    3/ Phạm vi nghiên cứu
    - Đất của hộ gia đình, cá nhân nằm trong khu vực của dự án phải giải toả.
    + Đất ở, đất nông nghiệp.
    + Các công trình kiến trúc.
    + Cây cối, hoa màu.
    - Các chính sách về đất đai có liên quan.
    - Phạm vi nghiên cứu: Khu vực tỉnh Đồng Tháp
    Vì không có nhiều điều kiện nghiên cứu sâu vào thực tế, mà chỉ dựa vào
    những số liệu về tình hình hoạt động tại chi cục trong năm qua để phân tích, nên với
    những kiến thức học nhóm chỉ tóm lược lại một mảng kiến thức nhỏ về những mặt
    đạt được và những vướng mắc trong vấn đề đền bù, giải tỏa.
    4/ Nhiệm vụ nghiên cứu
    Tìm ra những khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường hỗ trợ, tái định
    cư, bao gồm từ phía người dân và những người thực hiện dự án. Từ đó đưa ra
    những biện pháp giải quyết một cách hợp lý tạo công bằng cho người dân, Nhà
    nước và nhà đầu tư
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...