Tiểu Luận Những hạn chế, bài học kinh nghiệm sau 20 năm tiến hành đổi mới và những cơ hội, thách thức cho nền

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã chuyển cách mạng Việt Nam sang một kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là nhiệm vụ vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân. Thắng lợi của việc thực hiện nhiệm vụ đó là sự khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và bảo vệ thành công thành quả cách mạng mà chúng ta đã đạt được. Xác định rõ điều đó, Đảng ta khẳng định, đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Mà chặng đường đầu tiên là một thời kỳ quá độ lâu dài và nhiều chông gai, thử thách đòi hỏi chúng ta không ngừng tìm tòi, sáng tạo, thử nghiệm. Trong quá trình ấy, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể thế nhưng những sai lầm, vấp váp của giai đoạn đầu tiên đã đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện vào những năm 1980 – 1986. Do đó, công cuộc đổi mới là đòi hỏi bức thiết, là sự sống còn đối với vận mệnh dân tộc. Trong diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI tháng 12 năm 1986, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã khẳng định: “Đại hội lần thứ VI này phải đánh dấu sự đổi mới của Đảng ta về tư duy, phong cách, tổ chức và cán bộ. Đó là đòi hỏi bức thiết của đất nước”.
    Từ tình hình thực tiễn của đất nước và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng cộng sản Việt Nam đã xây dựng chủ trương, đường lối đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, và tiếp tục được kế thừa phát triển ở các hội nghị và Đại hội Đại biểu toàn quốc các lần tiếp theo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời, lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối ấy, đưa đất nước Việt Nam dần đi vào ổn định, phát triển, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
    Bước sang thế kỷ XXI, kế thừa những chủ trương, đường lối đúng đắn mà Đảng đã đề ra và những thành tựu đã đạt được, kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phát triển toàn diện, hòa nhập với nền kinh tế thế giới, tận dụng những khả năng, cơ hội lớn, vượt qua những khó khăn và thách thức. Với mục tiêu vượt ra khỏi nhóm nước nghèo, kém phát triển. Việt Nam như là con hổ mới đang chuyển mình của Châu Á.
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay là một sự tổng kết đánh giá quan trọng chủ trương, đường lối đúng đắn mà Đảng ta đã đề ra, những thành tựu của công cuộc đổi mới mà chúng ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng và những hạn chế cũng như những cơ hội, thách thức được đặt ra khi đất nước ta đang thực hiện chính sách kinh tế mở, hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới. Với mục tiêu nghiên cứu như vậy, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung tiểu luận có kết cấu gồm ba phần:

    I. Chủ trương, đường lối kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay
    II. Những thành tựu về kinh tế đạt được sau 20 năm tiến hành đổi mới
    III. Những hạn chế, bài học kinh nghiệm sau 20 năm tiến hành đổi mới và những cơ hội, thách thức cho nền kinh tế Việt Nam





    NỘI DUNG


    I. CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI KINH TẾ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
    1.1. Bối cảnh thế giới trước công cuộc đổi mới của đất nước ta

    Những năm 70 – 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới và của các nước khối chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng to lớn đến tình hình kinh tế Việt Nam, thể hiện cụ thể:
    - Xu thế hợp tác và cạnh tranh trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu và xung đột. Trước tình hình đó, các quốc gia đều phải thay đổi về tư duy, chính sách phát triển kinh tế đặc biệt là đường lối đối ngoại giữa các nước với nhau. Chính vì vậy, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu bắt buộc, là đòi hỏi của chính yêu cầu phát triển đối với nền kinh tế Việt Nam.
    - Tổ chức “các nước công nghiệp mới” ở Đông Nam Á đã đưa ra những gợi ý về cách thức và giải pháp phát triển đối với những nước vốn xuất phát từ nông nghiệp, có quan hệ xã hội theo kiểu giá trị văn hóa phương Đông. Đó là những thành công của chiến lược phát triển: phát huy sức mạnh nội lực, thị trường – mở cửa, hướng vào xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
    - Sự thất bại của công cuộc cải tổ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là một bài học đắt giá. Đó là kết quả của con đường cải tổ theo kiểu “phủ định sạch trơn”, sử dụng “liệu pháp sốc”, giải quyết không đúng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình cải tổ.
    - Công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc – một nước xã hội chủ nghĩa láng giềng với những đặc điểm tương đồng về kinh tế - xã hội với Việt Nam – theo định hướng thị trường - mở cửa bắt đầu diễn ra từ năm 1978 đã đạt được những thành tựu nổi bật. Đó chính là nhưng kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng chủ nghgiã xã hội ở nước ta.
    Như vậy, bối cảnh thế giới vào những năm 70 – 80 của thế kỷ XX có những ảnh hưởng to lớn đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển và phù hợp với xu hướng thời đại, chúng ta buộc phải đổi mới về tư duy, tận dụng những cơ hội do thời đại mang lại nhưng đồng thời, những bài học quan trọng trong sự thành công và thất bại trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa là những kinh nghiệm quý báu cho việc hoạch định đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.
    1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam trước công cuộc đổi mới
    Sau ngày giải phóng đất nước, nhân dân Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế vì có thuận lợi cơ bản là tiềm năng kinh tế của hai miền có thể bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cùng với những vấp váp và sai lầm trong chính sách kinh tế nên đến năm 1985, kinh tế nước ta đã rơi vào khủng hoảng và vòng xoáy của lạm phát, thể hiện trên những mặt chủ yếu sau:
    - Kinh tế tăng trưởng thấp: Từ năm 1976 đến năm 1985, tổng sản phẩm xã hội tăng 50%, tức là bình quân mỗi năm trong giai đọan 1976-1985 chỉ tăng 4,6%. Đã thế, sản xuất kinh doanh lại kém hiệu quả nên chi phí sản xuất cao và không ngừng tăng lên. Năm 1980, chi phí vật chất chiếm 41,95% tổng sản phẩm xã hội, năm 1985 tăng lên chiếm 44,1%. Do vậy, thu nhập quốc dân qua hai kế họach 5 năm tăng 38,85%, bình quân mỗi năm tăng 3,7%.
    - Làm không đủ ăn và dựa vào nguồn bên ngoài ngày càng lớn: Năm 1985, dân số cả nước gần 59,9 triệu người, tăng 25,7% so với năm 1975. Như vậy, trong 10 năm, bình quân mỗi năm dân số tăng 2,3%. Để đảm bảo đủ việc làm và thu nhập của dân cư không giảm thì ít nhất nền kinh tế phải tăng 7% mỗi năm. Nhưng thực tế nền kinh tế không đạt được mức tăng đó nên sản xuất trong nước luôn luôn không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu. Thu nhập quốc dân chỉ bằng 80-90% nhu cầu sử dụng. Tích lũy nhỏ bé nhưng toàn bộ quỹ tích lũy và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài. Trong những năm 1981-1985, thu vay nợ và viện trợ nước ngoài bằng ngân sách và bằng 28,9% tổng số thu trong nước. Nếu so với tổng số chi ngân sách thì bằng 18,6%. Đến năm 1985, nợ nước ngoài đã lên tới 8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD. Tuy nguồn thu từ nước ngoài lớn như vậy nhưng ngân sách vẫn trong tình trạng thâm hụt và phải bù đắp bằng phát hành. Bội chi ngân sách năm 1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6%.
    Trị giá xuất khẩu hàng năm có tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với giá trị nhập khẩu. Trị giá xuất khẩu chỉ bằng 20-40% nhập khẩu: Năm 1976 bằng 21,7%, năm 1981 bằng 19%, năm 1985 bằng 37,5%. Hầu hết các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống đều phải nhập khẩu toàn bộ hay một phần do sản xuất không đảm bảo được tiêu dùng. Kể cả những mặt hàng trong nước có thế mạnh như sản xuất gạo, vải. Quan hệ kinh tế quốc tế hầu như chỉ gói gọn với các nước xã hội chủ nghĩa. Sau mười năm thống nhất, việc xây dựng và phát triển kinh tế cơ bản trong bối cảnh hòa bình mà cái gì cũng thiếu nên cái gì cũng quý.
    - Siêu lạm phát hòanh hành và giá cả tăng theo cấp số nhân: Từ năm 1976, tình trạng lạm phát ngày càng trầm trọng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước ta. Năm 1985, cuộc cải cách giá - lương - tiền theo giải phát sốc đã thất bại làm cho cơn sốt lạm phát vụt lớn nhanh, hoành hành trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Giá cả leo thang từng ngày đã vô hiệu hóa tác dụng đổi tiền chỉ mới tiến hành vài tháng trước đó, làm rối loạn điều hành kinh tế vĩ mô. Giá cả không chỉ tăng trên thị trường tự do mà còn tăng rất nhanh trong thị trường có tổ chức. Về cơ bản, giá cả đã tuột khỏi tầm tay bao cấp của Nhà nước. Siêu lạm phát đạt đỉnh cao vào năm 1986, với tốc độ tăng giá cả năm lên tới 774,4%.
    Như vậy, những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế của nước ta đã lâm vào khủng hoảng mà đỉnh cao là năm 1986. Yêu cầu đổi mới nền kinh tế là yêu cầu sống còn, là vận mệnh của đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...