Luận Văn Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực sau thời kỳ khủng hoảng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực sau thời kỳ khủng hoảng
    Tóm tắt. Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới với nhiều mức độ khác nhau. Một trong số các đối tượng chính bị tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng là nguồn nhân lực. Đối với mỗi quốc gia, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến năng lực cạnh tranh của quốc gia đó trên trường quốc tế, do đó khi có khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nguồn nhân lực của các quốc gia sẽ bị tác động ở các mức độ khác nhau. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới nguồn nhân lực của Việt Nam chủ yếu là sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và sự suy giảm tỷ lệ công việc mới được tạo ra cho lao động phổ thông, sự khan hiếm các lao động chất lượng cao. Do đó, để đáp ứng được các cơ hội khi nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam hồi phục đem lại, việc đưa ra các giải pháp để tái tạo và phát triển nguồn nhân lực sau khủng hoảng mang ý nghĩa cấp thiết. Theo đó, bài viết này sẽ phân tích về nguồn nhân lực của Việt Nam cũng như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nguồn nhân lực. Trên cơ sở ấy, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của nước ta sau khủng hoảng như các giải pháp liên quan đến việc tăng cường các hoạt động dự báo về cung - cầu nguồn nhân lực, tăng cường hoạt động của các công ty cung ứng nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo và xây dựng các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp.


    1. Nguồn nhân lực và thị trường lao động Việt Nam hiện nay


    Từ khi đổi mới nền kinh tế đất nước đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt một thời gian dài, sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã làm thị trường lao động và nguồn nhân lực của nước ta có nhiều thay đổi. Xét về mặt số lượng, Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào. Theo Tổng

    cục Thống kê(1), hiện nay cả nước có hơn 44 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó nhóm tuổi từ 15-34 chiếm hơn 45% tổng số lao động. Thêm vào đó, hàng năm số người đến độ tuổi lao động có thể tham gia vào thị trường lao động là từ 1,5 triệu đến 1,7 triệu người, trong đó chủ yếu là lao động trẻ với những ưu điểm chăm chỉ cần cù, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và kỹ năng quản lý.

    Đồng thời, cơ cấu nguồn nhân lực đã có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ lệ nguồn nhân lực làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn. Cơ cấu nguồn nhân lực làm việc trong khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ năm 2007 tương ứng là 53,9%, 20% và 26,1%(2). Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu này còn khá chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện có hơn 50% lực lượng lao động xã hội đang làm việc trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hầu hết các công việc của nguồn nhân lực này là tự phát, không được khai thác và tổ chức một cách hệ thống cũng như chưa được đào tạo bài bản. Nguồn nhân lực là công nhân có khoảng 5 triệu người, tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế tư nhân. Công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 40% tổng số công nhân trong cả nước và có xu hướng ngày một giảm. Ngược lại, công nhân trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng,
    chiếm khoảng 60% (3 triệu người)(3).
    Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã cho phép cải thiện thị trường lao động với việc tăng số lượng lao động và giảm dần tỷ lệ thất nghiệp ở những vùng kinh tế của Việt Nam, mặc dù mức thất nghiệp còn tương đối cao. Tuy nhiên, việc cải thiện thị trường này đang có những tác động khác nhau tới chất lượng của đội ngũ nhân lực về mặt trình độ. Theo nghiên cứu của VCCI(4),(5), trình độ học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...