Luận Văn Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 12/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, với mức tăng bình quân GDP trên 8%/năm. Tiếp đó là giai đoạn chúng ta có những điều chỉnh phù hợp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, và thích ứng với hoàn cảnh mới nhằm mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Năm 2002 GDP Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 7,04%/năm, và theo đánh giá mới nhất của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc Hội thì năm 2003 tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 7,2 - 7,3% (mức tăng trưởng liên tục và cao nhất trong giai đoạn 1997 - 2003). Việt Nam đang tiến những bước vững chắc trong quá trình xây dựng kinh tế, phấn đấu năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp.
    Để đạt mục tiêu đó, Nhà nước đã liên tục có những chính sách mới khuyến khích phát triển kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Việc ra đời Luật thương mại 1997 và Luật doanh nghiệp 1999 được coi là hai dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh ở Việt Nam. Thời gian qua, hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã thực sự khởi sắc mạnh mẽ. Đặc biệt, sự ra đời của Luật doanh nghiệp 1999 không chỉ thể hiện sự đổi mới về cách quản lý của Nhà nước với doanh nghiệp, mà còn phản ánh tư duy mới của Nhà nước ta và toàn xã hội về vai trò của các thành phần kinh tế, của các doanh nhân trên mặt trận xây dựng kinh tế. Chưa bao giờ việc thành lập doanh nghiệp và kinh doanh lại thuận lợi và dễ dàng như hiện nay.
    Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận rõ một thực tế là hệ thống pháp luật về kinh doanh của Việt Nam chưa đồng bộ và đầy đủ, chưa phát triển kịp thời với thực tế rất sống động của thị trường, mà ví dụ điển hình là đến nay nước ta vẫn chưa có Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Những năm qua xuất hiện rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị thế độc quyền mà chúng ta không thể xử lý. Những hành vi như phá sóng liên lạc của Công ty taxi Tân Hoàng Minh, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, sử dụng trái phép thương hiệu, thỏa thuận ngầm trong đấu thầu, đấu giá đang hàng ngày làm xấu đi môi trường cạnh tranh, làm tổn hại các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, nghiêm trọng hơn là gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, cản trở việc gia nhập WTO của nước ta.
    Thực tế đó đặt ra yêu cầu bức thiết là làm thế nào để nhanh chóng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, khuyến khích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính hoạt động, thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước, mà còn của bản thân doanh nghiệp, của người tiêu dùng, và của toàn xã hội, nhằm tạo dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam. Xuất phát từ suy nghĩ đó em chọn vấn đề ‘Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay’ làm đề tài của Khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng cạnh tranh và môi trường cạnh tranh ở Việt Nam thời gian qua, người viết cố gắng phân tích các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    v Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp này là những quan hệ xã hội liên quan đến cạnh tranh, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
    v Phạm vi nghiên cứu:
    Cạnh tranh và môi trường cạnh tranh là vấn đề rất phức tạp, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm không thống nhất cả ở Việt Nam và trên thế giới. Hơn nữa kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mới hình thành, liên tục có những biến đổi, vận động. Vì vậy, trong khuôn khổ hạn hẹp của Khóa luận cũng như do hạn chế khả năng, sự am hiểu về thị trường ở Việt Nam, người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến môi trường cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, không phân biệt cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân.
    Khái niệm doanh nghiệp Việt Nam trong Khóa luận bao gồm các loại hình doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp 1999, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước 1995, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài (ban hành lần đầu năm 1987, sửa đổi lần gần nhất năm 2000).
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Để thực hiện khóa luận, người viết áp dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua các tài liệu và việc tìm hiểu, tham khảo trực tiếp từ các nhà nghiên cứu, các nhà doanh nghiệp. Khóa luận này cũng vận dụng các quan điểm, đường lối chính sách về phát triển kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Kết cấu của Khóa luận
    Ngoài các phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận được chia thành 03 chương như sau:
    CHƯƠNG I:
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG kinh doanh
    CHƯƠNG II:
    THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG kinh doanh Ở VIỆT NAM
    CHƯƠNG III:
    NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TẠO MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG kinh doanh Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI




    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG kinh doanh
    I.KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH
    1.1 kinh doanh và đặc điểm của các hoạt động kinh doanh
    1.2 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh
    II.MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
    2.1 Khái niệm môi trường kinh doanh
    2.2 Khái niệm môi trường cạnh tranh
    2.3 Tác động của môi trường cạnh tranh đến hoạt động kinh doanh


    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG kinh doanh Ở VIỆT NAM
    I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẠNH TRANH TRONG kinh doanh Ở VIỆT NAM
    1.1 Nhận xét chung về thực trạng cạnh tranh trước thời kỳ đổi mới
    1.2 Nhận xét về cạnh tranh trong kinh doanh từ thời kỳ đổi mới đến nay
    II.ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG kinh doanh Ở VIỆT NAM
    2.1 Những thuận lợi và kết quả
    2.2 Những khó khăn và tồn tại
    2.3 Nguyên nhân của những tồn tại


    CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TẠO MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG kinh doanh Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
    I.VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CẠNH TRANH VÀ kinh doanh
    1.1 Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế xã hội
    1.2 Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam
    1.3 Những vấn đề đặt ra đối với Nhà nước
    II.TÌM HIỂU KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN
    2.1 Kinh nghiệm của Hoa kỳ
    2.2 Kinh nghiệm của Pháp
    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG kinh doanh Ở VIỆT NAM
    3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô
    3.2 Nhóm giải pháp vi mô
    3.3 Nhóm giải pháp khác
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...