Phần mở đầu 1. Mục tiêu của đề tài Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, tỉnh hải dương đãđạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI. hải dương luôn là một trong những tỉnh thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài về số lượng dự án, vốn đầu tưđăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh hải dương đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển kinh tế của Tỉnh, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng kể tới phát triển khu vực kinh tế địa phương. Tuy vậy, thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI của Tỉnh hải dương còn thiếu bền vững. Cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể trong thu hút FDI giai đoạn 2007-2010 là hết sức cần thiết. Luận văn này tập trung vào phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh hải dương xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút FDI ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các mục tiêu cụ thể của luận văn này là: a) Làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hải dương giai đoạn 2001 - 2006. b) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh hải dương giai đoạn 2001-2006. c) Đề xuất các quan điểm, kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào hải dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hải dương giai đoạn 2001-2006. - Nghiên cứu, đánh giá các chủ trương, chính sách, biện pháp của Tỉnh trong thu hút FDI. - Các kiến nghị, giải pháp tập trung giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 3. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở xem xét, phân tích các mối quan hệ như: (i) Vai trò, chính sách, biện pháp của chính quyền địa phương trong thu hút FDI; (ii) Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của tỉnh, đề tài này đi vào nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các giải pháp thu hút FDI ở Tỉnh hải dương giai đoạn tiếp theo. Thực hiện luận văn này, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study). - Phương pháp nghiên cứu hiện trường (field study). Trong đó các phương pháp cụ thể như: quan sát, phỏng vấn. Tác giả luận văn này đã tiến hành phỏng vấn 15 người bao gồm một số giám đốc doanh nghiệp FDI, cán bộ quản lý của tỉnh hải dương và một số chuyên gia trong nước và quốc tế về thu hút FDI (danh sác và câu hỏi ở phần phụ lục). Một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh vv. 4. Nguồn dữ liệu. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. - Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm: + Các báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành của tỉnh hải dương về tình hình thu hút FDI tại địa phương. + Số liệu điều tra, đánh giá của Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt nam, chủ yếu phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). + Ngoài ra luận văn còn sử dụng các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Nguồn thông tin sơ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến FDI thu được qua phỏng vấn và quan sát của tác giả trong thời gian từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2007. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI. Chương 2: Thực trạng nghiên cứu, đánh giá thu hút FDI vào tỉnh hải dương giai đoạn 2001-2006. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào hải dương giai đoạn 2007 -2010. MỤC LỤC Lời cảm ơn. Tóm tắt Mục lục Danh mục bảng. Danh mục biểu đồ. Chú thích các thuật ngữ Phần mở đầu 4 Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI vào địa phương. 7 I.1 FDI và thu hút FDI. 7 I.1.1 FDI và vai trò của FDI. 7 I.1.2 Thu hút FDI. 8 I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. 10 I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI. 13 I.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. 16 I.3.1 Mô hình SWOT 16 I.3.2 Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường. 17 I.3.3 marketing Mix. 19 I.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI 19 I.4.1 Kinh nghiệm quốc tế. 19 I.4.1 Kinh nghiệm trong nước. 30 Chương II Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh hải dương giai đoạn 2001-2006. 35 II.1 Những lợi thế so sánh của hải dương trong thu hút FDI. 35 II.1.1Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. 35 II.1.2 Những lợi thế so sánh của hải dương trong thu hút FDI. 41 II.2 Thực trạng FDI ở hải dương giai đoạn 2001-2006. 46 II.2.1 Thực trạng FDI ở Hải Dương. 46 II.2.2 Đóng góp khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương. 51 II.3 Nghiên cứu đánh giá về thu hút FDI ở Hải Dương. 54 II.3.1 Sự hấp dẫn của hải dương trong thu hút FDI. 54 II.3.2 Các chính sách, biện pháp của tỉnh trong thu hút FDI. 58 II.3.3 Tổ chức thực hiện thu hút FDI. 63 II.4 Đánh giá chung về FDI và thu hút FDI ở hải dương 65 II.4.1 Những thành quả 65 II.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 65 Chương III. Một số kiến nghị, giải pháp 68 III.1 Khái quát sự vận động FDI trên thế giới và vào Việt nam. 68 III.2 Bối cảnh chung về thu hút FDI ở hải dương giai đoạn 2006- 2010. 75 III.3 Quan điểm thu hút FDI vào hải dương 77 III.4. Một số giải pháp 56 Kết luận 78 Tài liệu tham khảo 92 Phụ lục 92 SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU