MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, nguồn nhân lực luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong xu thế mở cửa và hội nhập, với nhiều lợi thế về vị trí địa lý tự nhiên, từ lâu Lạng Sơn đã trở thành điểm hội tụ, giao lưu kinh tế quan trọng ở phía Bắc. Là một tỉnh biên giới có cửa khẩu quốc tế, là cầu nối giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trên thế giới cho việc hợp tác cùng phát triển. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết mọi lợi thế, duy trì tốc độ phát triển ổn định, Lạng Sơn cần phải xây dựng được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có tác phong lao động hiện đại. Có thể nói, nguồn nhân lực là một xuất phát điểm quan trọng cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay. Trung bình mỗi năm, Lạng Sơn có trên 4 nghìn người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn lực rất lớn để phát triển, nhưng cũng là những thách thức không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Tình trạng lao động chưa qua đào tạo vẫn còn ở mức khá cao; tại khu vực biên giới, tình trạng lao động lưu trú không kiểm soát được; người lao động tiếp tay cho buôn lậu; hiện tượng người lao động tự sang nước bạn Trung Quốc tìm việc làm . đang là những vấn đề bức xúc đòi hỏi chính quyền địa phương phải có biện pháp giải quyết. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn đề tài: "Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế " 2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần nghiên cứu một số vấn đề về lý luận trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. - Phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn. - Nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới của tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế đến năm 2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới của tỉnh Lạng Sơn (bao gồm 05 huyện: Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Lãng và Tràng Định); đặt trong điều kiện giao thương kinh tế với Trung Quốc. Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu thực tế các năm từ 2003 đến 2005 để phân tích. 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ đạo là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - là cơ sở chung cho mọi nhận thức trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: - Phương pháp thống kê; - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh dựa vào tài liệu thứ cấp; - Phương pháp nghiên cứu tài liệu; - Phương pháp quan sát; - Phương pháp chuyên gia. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Sự cần thiết quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong điều kiện giao thương kinh tế ở vùng biên giới. Chương 2. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế. Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế đến năm 2010. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO THƯƠNG KINH TẾ Ở VÙNG BIÊN GIỚI 4 1.1. Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế 4 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 4 1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực 5 1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế 6 1.1.4. Phân loại nguồn nhân lực 7 1.1.4.1. Căn cứ vào sự hình thành 7 1.1.4.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực 8 1.2. Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực 8 1.2.1. Quản lý nguồn nhân lực 8 1.2.1.1. Hệ thống pháp luật 9 1.2.1.2. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nền sản xuất tương lai là công cụ quản lý nguồn nhân lực 9 1.2.1.3. Hệ thống chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực 9 1.2.2. Sử dụng nguồn nhân lực 10 1.2.2.1. Sử dụng nguồn nhân lực 10 1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 10 1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 11 1.3. Sự cần thiết quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực 12 1.3.1. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 12 1.3.2. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đối với sự ổn định phát triển kinh tế xã hội 14 1.3.3. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nâng cao mức sống của người lao động 15 1.3.4. Giao thương kinh tế với quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn 16 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH LẠNG SƠN TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO THƯƠNG KINH TẾ 18 2.1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng nguồn nhân lực 18 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên địa lý 18 2.1.2. Đặc điểm kinh tế 20 2.1.3. Đặc điểm văn hoá - xã hội 22 2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực 23 2.2. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện giao thương kinh tế 26 2.2.1. Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực 26 2.2.1.1. Quy mô nguồn nhân lực 26 2.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn 29 2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn 36 2.2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới 36 2.2.2.2. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 38 2.2.2.3. Việc thực thi một số chính sách vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn 40 2.2.3. Phân tích thực trạng sử dụng nguồn nhân lực ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn 53 2.2.3.1. Phân tích thực trạng việc làm của nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn 53 2.2.3.2. Phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn 55 2.2.3.3. Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực theo ngành nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật 58 2.2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn 61 2.2.4.1. Về thực trạng quản lý nguồn nhân lực 61 2.2.4.2.Về thực trạng sử dụng nguồn nhân lực 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC Ở VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH LẠNG SƠN TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO THƯƠNG KINH TẾ ĐẾN NĂM 2010 66 3.1. Những căn cứ chủ yếu để đề xuất các giải pháp 66 3.1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và của vùng biên giới đến năm 2010 66 3.1.2. Khả năng phát triển giao thương kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn đến năm 2010 69 3.1.3. Dự báo nguồn nhân lực của tỉnh và của vùng biên giới đến năm 2010 71 3.2. Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn 72 3.2.1. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý nguồn nhân lực 72 3.2.2. Nhóm giải pháp về sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực 74 3.2.3. Một số kiến nghị 76 3.2.3.1. Kiến nghị với tỉnh 76 3.2.3.2. Kiến nghị với Trung ương 78 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC