Thạc Sĩ Những giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị tại

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 18/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thương mại điện tử (TMĐT) là một vấn đề mà hiện nay đang gây rất
    nhiều tranh cải về tính khả thi của nó khi áp dụng tại Việt Nam. Không thể
    phủ nhận được rằng TMĐT đóng vai trò rất to lớn trong việc làm tăng tính
    cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Trên thế giới
    hiện nay các công ty rất coi trọng hình thức giao dịch này và không ngừng
    phát triển nó. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận một điều là TMĐT hiện đang
    còn là một cái gì đó khá mới mẽ đối với doanh nghiệp và cả người dân. Đa số
    chuyên gia kinh tế cho rằng, còn lâu chúng ta mới có thể "lên mạng mua
    hàng" và dẫn chứng ra một loạt các thất bại của các công ty dot.com trong
    thập niên 90 vừa qua. Thêm vào đó là chúng ta chưa có luật TMĐT, chưa có
    cổng thanh toán, người dân chưa có thói quen mua hàng trên mạng, và chưa
    quen sử dụng thẻ tín dụng khi mua hàng. Chúng ta đã gia nhập WTO, tham
    gia vào sân chơi mà ở đó sự cạnh tranh là rất khốc liệt và nghiệt ngã. Đã qua
    rồi cái thời mà doanh nghiệp cứ mãi trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước.
    Thay vào đó chính là sự đổi mới một cách toàn diện cả về tư duy và công
    nghệ và tăng cao năng lực cạnh tranh. Có như thế chúng ta mới có thể phát
    triển bền vững. Việc nắm bắt được và triển khai TMĐT sẽ giúp cho các doanh
    nghiệp và người dân Việt nam nói chung cũng như các doanh nghiệp kinh
    doanh siêu thị nói riêng có được những bước tiến xa và vững chắc.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nhằm hệ thống hóa lý luận TMĐT trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị
    trong điều kiện hội nhập kinh tế đồng thời làm rõ thực trạng TMĐT trong lĩnh
    vực kinh doanh siêu thị ở Viêt nam mà chủ yếu là ở Hà nội. Từ đó luận văn sẽ
    kiến nghị và nêu ra giải pháp nhằm phát triển TMĐT trong lĩnh vực siêu thị ở
    Việt nam mà chủ yếu là ở Hà nội.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận chung về
    TMĐT trong các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị.
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu TMĐT cho các siêu thị ở Hà
    nội và có khái quát ở một mức độ nhất định đối với Việt nam.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 – NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN
    TỬ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
    1.1 Thương mại điện tử:
    1.1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò, tác dụng và lợi ích của thương mạiđiện tử 3
    1.1.1.1 Khái niệm 3
    1.1.1.2 Vị trí, vai trò, tác dụng và lợi ích của thương mại điện tử 4
    1.1.2 Các mô hình thương mại điện tử 8
    1.1.2.1 Mô hình giao dịch B2C (Doanh nghiệp - Người tiêu dùng) 8
    1.1.2.2 Mô hình giao dịch B2B (Doanh nghiệp - Doanh nghiệp) 11
    1.1.2.3 Mô hình giao dịch C2C (Người tiêu dùng - Người tiêu dùng) 17
    1.1.3 Những tác động của thương mại điện tử trong nền kinh tế
    thị trường hội nhập 18
    1.2 Quy trình chung của thương mại điện tử 20
    1.2.1 Quy trình mua bán qua thương mại điện tử 20
    1.2.2 Quy trình thanh toán và xác nhận thông tin 23
    1.2.3 Quy trình xác nhận thông tin giao dịch mua hàng 25
    1.2.4 Quy trình chọn hàng của khách 26
    1.3 Thanh toán thẻ trong thương mại điện tử 27
    1.4 Thương mại điện tử với hội nhập kinh tế thế giới 30
    1.4.1 Đặc điểm thương mại điện tử hiện nay ở Việt nam và Hà nội 30
    1.4.2 Những tác động của thương mại điện tử hội nhập với
    kinh doanh thương mại tại Viêt nam và Hà nội 33
    1.4.3 Những nội dung cơ bản của thương mại điện tử cần lưu ý
    khi tham gia thanh toán trực tuyến ở Hà nội 34
    1.5 Những cơ hội và thách thức của thương mại điện tử trong
    kinh doanh theo xu thế hội nhập 38
    CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC
    SIÊU THỊ TẠI HÀ NỘI VÀ VIỆT NAM
    2.1 Hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Hà nội và Việt nam 40
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 40
    2.1.1.1 Giai đoạn 1: Xuất hiện siêu thị (1994-1996) 42
    2.1.1.2 Giai đoạn 2: Bắt đầu phát triển về lượng (1997-1999) 43
    2.1.1.3 Giai đoạn 3: Cạnh tranh, đào thải và phát triển
    (từ cuối năm 1999 đến nay) 45
    2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các siêu thị trên
    địa bàn Hà nội 46
    2.1.2.1 Về quy mô hoạt động 46
    2.1.2.2 Về cơ cấu, hàng hóa, giá cả 47
    2.1.2.3 Về nguồn hàng 48
    2.1.2.4 Về cơ sở vật chất phục vụ bán hàng 48
    2.1.3 Đặc điẻm tổ chức quản lý kinh doanh và bộ máy tổ chức
    của các siêu thị tại Hà nội 49
    2.2 Thực trạng công tác triển khai mô hình thương mại điện tử tại
    Hà nội và Việt nam 52
    2.2.1 Bối cảnh chung 52
    2.2.2 Thực trạng các mô hình thương mại điện tử
    2.2.2.1 Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử B2B 53
    2.2.2.2 Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử B2C 55
    2.2.2.3 Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử C2C 57
    2.3 Đánh giá thực trạng công tác thương mại điện tử tại Hà nội
    và Việt nam 58
    2.3.1 Đánh giá thực trạng 58
    2.3.1.1 Đánh giá chung về thực trạng TMĐT tại Hà nội và Việt nam 58
    2.3.1.2 Lộ trình triển khai giữa siêu thị và đơn vị triển khai 64
    2.3.1.3 Công việc cần triển khai 66
    2.3.1.4 Chính sách, quy trình và mẫu biểu bán hàng qua mạng 69
    2.3.2 Những ưu điểm và thành tựu đã đạt được của TMĐT
    tại Hà nội và Việt nam 70
    2.3.3 Những nhược điểm và hạn chế còn tồn tại 76
    2.3.4 Nguyên nhân của thực trạng 73
    2.3.5 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng thương
    mại điện tử tại Hà nội và Việt nam 74
    CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN
    TỬ Ở HÀ NỘI VÀ VIỆT NAM
    3.1 Sự cần thiết phải phát triển thương mại điện tử ở Hà nội và Việt nam 77
    3.2 Yêu cầu và nguyên tắc phát triển thương mại điện tử ở Hà nội và
    Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế 78
    3.2.1 Nguyên tắc phát triển thương mại điện tử 78
    3.2.2 Yêu cầu phát triển thương mại điện tử 80
    3.3 Những giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử ở Hà nội
    và Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế 80
    3.4 Các điều kiện để thực hiện giải pháp 90
    3.4.1 Điều kiện đối với nhà nước 90
    3.4.2 Điều kiện đối với doanh nghiệp 95
    3.4.3 Điều kiện đối với người tiêu dùng 97
    KẾT LUẬN 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...