Luận Văn Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam
    LỜI MỞ ĐẦU​​
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn.
    Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành bền vững và rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sau hơn 15 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã tiến một bước dài và phát triển mạnh, thu được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình đổi mới, kinh tế hộ đã tạo nên một sức mạnh mới là hình thành nên trang trại, các trang trại đó được đầu tư vốn, lao động với các trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả cạnh tranh trong thị trường.
    Khẳng định vai trò và vị trí của trang trại, Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 có nêu: “ Phát triển kinh tế trang trại sẽ khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm; tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động dân cư, xây dựng nông thôn mới. Quá trình chuyển dịch, tập trung ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp nông thôn”
    Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước kinh tế trang trại ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Theo báo cáo cuối năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại, cả nước có 52.554 trang trại tăng 14,3% so với năm 2000 và tăng 32% so với năm 1999. Kinh tế trang trại đã tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trường và xã hội, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2001, 90% tổng thu từ trang trại là do bán hàng hoá và dịch vụ, với số tiền là 4.965 tỷ đồng, thu nhập bình quân một tháng một nhân khẩu của trang trại là 890 ngàn đồng, sử dụng 375.000 lao động.
    So với kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại sử dụng diện tích đất đai rộng hơn, có nhu cầu lớn hơn về nguồn lực lao động, vốn để phát triển sản xuất. Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng nông sản hàng hoá. Tuy nhiên trong quá trình chuyển biến đó có rất nhiều những vấn đề cần giải quyết. Sử dụng nguồn lực như thế nào là một trong những vấn đề đầu tiên đối với các trang trại. Và tại sao lại phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực trạng hiện nay các trang trại Việt Nam đã sử dụng các nguồn lực trang trại hiệu quả đến đâu. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài :
    Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam.làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

    2. Mục đích nghiên cứu.
    Luận văn đi sâu nghiên cứu và phân tích rõ hệ thống các vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam, đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trang trại, để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hơn nữa trong các trang trại ở Việt Nam.

    3. Nội dung và kết cấu.
    Ngoài lời mở đầu và kết luận thì nội dung và kết cấu của luận văn gồm 3 phần:

    Phần 1: Cở sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các
    trang trại.
    Phần 2 : Thực trạng việc sử dụng các nguồn lực trang trại ở Việt Nam.
    Phần 3 : Định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
    dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam.

    Em xin cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Khôi –giảng viên khoa KTNN &PTNT đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Do thời gian và trình độ có hạn nên trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Mong thầy, cô bổ sung, góp ý cho đề tài của em hoàn thiện hơn.
    KẾT LUẬNSự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại đã và đang được khẳng định phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế trang trại phát triển khai thác hiệu quả các nguồn lực đất đai, vốn, lao động, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Kinh tế trang trại phát triển tạo công ăn, việc làm cho người lao động nông thôn, thu hút được nhiều người ở thành thị về nông thôn sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại. Kinh tế trang trại đã tăng thêm thu nhập cho Ngân sách Nhà nước nói chung và làm tăng thêm thu nhập cho người nông dân nói riêng, cuộc ssống của người lao động nông dân được nâng cao và cải thiện từng bước. Để trang trại phát triển tốt hơn nữa, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các giải pháp, chính sách cụ thể có liên quan đến sự phát triển của kinh tế trang trại, trong đó giữ vị trí quan trọng là giải pháp về nâng cao sử dụng hiệu quả nguồn lực. Luận văn này, trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đã giải quyết những nội dung cơ bản sau:
    -Khẳng định sự phát triển của kinh tế trang trại, vai trò của nguồn lực trang trại.
    -Phân tích thực trạng việc sử dụng các nguồn lưc trang trại ở nước ta hiện nay.
    -Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trang trại ở nước ta hiện nay như các giải pháp về đất đai, lao động, vốn, khoa học công nghệ, thị trường, chế biến, cơ sở hạ tầng nông thôn, liên doanh liên kết, .
    Các giải pháp trên đây nằm trong tổng thể của hệ thống giải pháp có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, khai thác có hiệu quả hơn nữa các nguồn lực trang trại. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của các giải pháp nói trên thì cần thực hiện một số kiến nghị sau:
    -Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nâng cao việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trang trại, tích cực hơn nữa trong công tác chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phối hợp các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại.
    -Đối với các Bộ, ngành co liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn, thực hiện các chính sách đối với kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.
    -Đối với các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường trách nhiệm trong việc hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển trang trại, quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, quy hoạch thuỷ lợi, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, thông tin thị trường, tổ chức tập huấn, ký thuật, quản lý cho trang trại.
    -Các đơn vị thuộc UBND các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo cho các trang trại được hưởng các chính sách của Nhà nước, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và lợi ích khác; phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tổng kết đúc rút các mô hình trang trại tiến tiến để tuyên truyền phổ biến nhân rộng; tạo điều kiện để các chủ trang trại tham quan học tập lẫn nhau. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những trang trại sản xuất kinh doanh giỏi, tạo thêm việc làm, hỗ trợ hộ nghèo đói, góp phần xây dựng nông thôn mới.

    Một lần nữa em xin cảm ơn các thầy, cô trong khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn trường ĐH Kinh tế quốc dân, đặc biệt là cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Khôi đã giúp em hoàn thành luận văn này.
     
Đang tải...