Chuyên Đề Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế G

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Gia Lai
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Sự gia nhập vào WTO đã làm cho nền kinh tế Việt Nam từng bước đi lên dần hoà nhập vào nền kinh tế Thế Giới, là cánh cửa mở ra thời kỳ lạc quan mới cho nền kinh tế Việt Nam với thông điệp vươn ra biển lớn. Đây cũng là cơ hội để các Doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thời cơ và biết cách định vị thế đứng của mình ngay tại sân nhà cũng như trong khu vực và các thị trường tiềm năng khác. Cơ hội đi liền với thách thức, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tự vận động để đi lên, nhanh chóng đổi mới cho phù hợp với xu thế chung của thời đại.
    Bất kỳ một Doanh nghiệp hay một công ty nào muốn sản xuất kinh doanh đều đòi hỏi trước tiên phải có một nguồn vốn “bằng tiền”, đồng thời các nhà quản trị cần trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh nhằm biết cách đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh; biết phân tích có hệ thống các nhân tố thuận lợi và không thuận lợi đến hoạt động kinh doanh.
    Mọi hoạt động kinh tế phải được phản ánh thông qua các bảng báo cáo quyết toán tài chính và bảng cân đối kế toán để đánh giá được doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp. Kết hợp với các yếu tố khác để mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
    Sau những năm học tập tại trường với kiến thức được các thầy, các cô trong Khoa Kế toán trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Qua tìm hiểu tình hình kinh kinh doanh của Doanh nghiệp, cùng với sự chỉ bảo dạy dỗ của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là cô Lý Thị Bích Châu, em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp có tiêu đề là : “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Gia Lai”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Do thời gian và điều kiện thực tập và tiếp cận với công ty có hạn nên đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu về kết quả doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận đạt được của công ty Cổ phần dược vật tư y tế Gia Lai. Hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm trong công tác còn nhiều hạn chế nên trong phạm vi của bài báo cáo thực tập chỉ phản ánh, phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, em sử dụng một số phương pháp sau:
    * Phương pháp phân tích tài chính:
    Trong đề tài này đòi hỏi phải hiểu và biết được vị trí của lợi nhuận, các số liệu thu thập được từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán . Sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích và đưa ra nhận xét về hiệu quả kinh doanh của công ty.
    * Phương pháp so sánh:
    So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Thông qua việc so sánh các chỉ số của năm này với năm khác. Từ đó, nhận thấy được xu hướng biến động về tình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu qua các năm, nhằm đề ra những giải pháp thích hợp trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
    * Phương pháp liên hoàn:
    Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ví dụ: Chỉ tiêu doanh số bán hàng của một công ty ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: Số lượng bán hàng và giá bán hàng hoá. Cho nên thông qua phương pháp có thể nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích.
    * Phương pháp nghiên cứu Marketing:
    Nắm bắt được cơ hội thị trường, nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu, ngoài ra cần phải hoạch định chương trình và thiết kế chiến lược để nhìn thấy vấn đề rõ nét hơn, làm nổi bật lên chiến lược tổ chức, thực hiện phát triển kinh doanh của công ty.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Một Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có những điểm mạnh và điểm yếu, nhưng Doanh nghiệp nào biết đẩy cao điểm mạnh của mình, lấy lợi thế phát triển Doanh nghiệp và khắc phục những điểm yếu. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:
    - Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận đạt được từ năm 2006 – 2008.
    - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận.
    - Đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
    5. Cấu trúc của đề tài : Gồm 4 chương.
    * Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần dược vật tư y tế Gia Lai.
    * Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.
    * Chương 3: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần dược vật tư y tế Gia Lai.
    * Chương 4: Một số giải pháp – kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài: 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu: 1
    3. Phương pháp nghiên cứu: 2
    4. Phạm vi nghiên cứu: 3
    5. Cấu trúc của đề tài : Gồm 4 chương. 3
    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ GIA LAI 4
    1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 4
    1.1.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Gia Lai: 4
    1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty. 4
    1.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty. 7
    1.1.3.1. Mục tiêu: 7
    1.1.3.2. Nhiệm vụ : 8
    1.1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh. 8
    1.1.4.1. Mặt bằng hoạt động kinh doanh. 8
    1.1.4.2. Thuận lợi: 9
    1.1.5. Phương hướng phát triển Công ty trong thời gian tới. 10
    1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp. 10
    1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại Công ty: 10
    1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban. 12
    1.2.2.1. Ban lãnh đạo: 12
    1.2.3. Tổ chức nhân sự tại Công ty. 14
    1.2.3.1. Tổ chức nhân sự: 14
    1.2.3.2. Thu nhập của cán bộ – công nhân viên. 15
    1.2.3.3. Công tác đào tạo và huấn luyện. 15
    1.3. Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp. 15
    1.3.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty : 15
    1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán. 18
    1.2: BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 18
    1.3.3. Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty. 18
    1.3.4. Hình thức kế toán. 19
    1.3.5. Tổ chức sổ sách kế toán. 21
    CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 22
    2.1. BẢN CHẤT TÀI CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 22
    2.1.1. BẢN CHẤT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 22
    2.1.2. Ý NGHĨA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 23
    2.2. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 24
    2.2.1. NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 24
    2.2.2. MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 24
    2.3. TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 24
    2.3.1. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH 25
    2.3.1.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 25
    2.3.1.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 25
    2.3.1.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 26
    2.3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 26
    2.3.2.1 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH 26
    2.3.2.2 PHƯƠNG PHÁP LIÊN HỆ CÂN ĐỐI 27
    2.4. CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 28
    2.4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 28
    2.4.1.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 28
    2.4.1.2. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CÂN ĐỐI GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 28
    2.4.1.3. PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 32
    2.2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 34
    2.3 PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH 35
    2.3.1 TỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 36
    2.3.2 TỈ SỐ VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH 38
    2.3.3. TỈ SỐ VỀ HOẠT ĐỘNG 39
    2.3.4 TỈ SỐ VỀ DOANH LỢI 41
    2.4 - BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 42
    2.4.1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh 43
    2.4.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 43
    2.4.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 44
    CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ GIA LAI 45
    I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 45
    1. Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn 45
    1.1. Đánh giá khái quát về tài sản 45
    1.2. Đánh giá khái quát về nguồn vốn 47
    2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 49
    3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 53
    3.1 Phân tích kết cấu tài sản 53
    3.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn 58
    II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 60
    1. Phân tích khái quát sự biến đổi của các khoản mục trong báo cáo 60
    2. Phân tích sự thay đổi về mặt kết cấu 62
    III. PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH 66
    1.TỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 66
    1.1. Khả năng thanh toán hiện thời (K) 66
    1.2. Khả năng thanh toán nhanh (KN) 67
    2. TỶ SỐ VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH 68
    2.1. Hệ số nợ 68
    2.2. Hệ số thanh toán lãi vay 70
    3. TỈ SỐ VỀ HOẠT ĐỘNG 71
    3.1. Số vòng quay tồn kho 71
    3.2. Kỳ thu tiền bình quân 73
    3.3. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 74
    3.4. Hiệu suất sử dụng từng loại tài sản 75
    4.TỈ SỐ VỀ DOANH LỢI 78
    4.1. Doanh lợi tiêu thụ 78
    4.2. Doanh lợi tài sản 79
    4.3. Doanh lợi vốn tự có 79
    II. NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM VỀ TÀI CHÍNH 88
    1. Nguyên nhân khách quan 88
    2. Nguyên nhân chủ quan 89
    3. Sử dụng nguồn nhân lực 90
    4. Xây dựng phương thức thanh toán hiệu quả 92
    5. Phương pháp sử dụng vốn 93
    6. Quản trị tài chính 93
    6. Xây dựng thương hiệu cho Công ty 94
    KẾT LUẬN 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
     
Đang tải...