Luận Văn Những Giải pháp nhằm hỗ trợ cho chính sách tỷ giá hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những Giải pháp nhằm hỗ trợ cho chính sách tỷ giá hiện nay



    Lời nói đầu

    Sau tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Nhà nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, từng bước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ đó đến nay qua hơn 10 năm đổi mới. Việt nam đã thu được những thành tựu kinh tế to lớn, thể hiện qua một loại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô: Tăng trưởng GDP liên tục (tỷ lệ trung bình hàng năm khoảng 7%); lạm phát giảm (từ hai con số còn một con số); giảm thâm hụt ngân sách; tăng tiết kiệm trong nước, dự trữ ngoại tệ. Đặc biệt XNK tăng gấp 3 lần nhịp độ tăng trưởng GDP, đạt 180 USD đầu người, vượt qua ngưỡng cửa của nước kém phát triển về ngoại thương.
    Vậy điều gì đã tạo nên một sự phát triển mạnh vững chắc như vậy. Một trong những nguyên nhân góp phần vào kết quả đáng tự hào đó phải kể đến chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện chế độ tỷ giá - luôn tạo nên một sự thích ứng cần thiết với "nhịp đập" phát triển của đất nước.
    Cũng như các biến số kinh tế vĩ mô khác, tỷ giá luôn là một vấn đề khó và nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong tỷ giá nếu không đem lại những tác động tích cực sẽ đi ngược laị những điều mà những nhà hoạch định mong muốn. Bởi vậy, chúng ta rất khó có thể tiếp cận nó từ một góc nhìn cụ thể nào. Trong nội dung của bài viết này, chắc chắn một sự tiếp xúc lần đầu sẽ không thể tránh khỏi những điều còn bỡ ngỡ, nhưng chúng em - những sinh viên nghiên cứu, hay nói đúng hơn, là tìm hiểu về vấn đề này sẽ cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng quát, xuất phát từ những góc độ khác nhau đến tỷ giá. Mục đích không phải đổ vạch rõ bản chất, ý nghĩa, nội dung kinh tế của tỷ giá, cũng không phải để chứng minh vai trò "quan trọng" của tỷ giá, mà xuất phát từ tổng hoà những mối quan hệ tác động phức tạp của tỷ giá với toàn bộ nền kinh tế quốc dân về những yếu tố khách quan bên ngoài, với vai trò như là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, từ đó có được một cái nhìn khách quan sinh động hơn về tỷ giá. Điều này là vô cùng cần thiết trong tiến trình nhận thức, đánh giá những gì chúng ta đã làm, thận trọng cân nhắc những gì chúng ta đang làm và sẽ làm trong điều chỉnh chính sách tỷ giá, tạo dựng một cơ chế tác động của việc thay đổi tỷ giá, định hướng cho những mục tiêu phát triển và ổn định tỷ giá, định hướng cho những mục tiêu phát triển và ổn định kinh tế của đất nước.

    Chương I. Tỷ giá hối đoái
    I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI.

    Tỷ giá hối đoái: là quan hệ tỷ lệ về giá trị giữa đồng tiền nước này với nước khác. Hay nói khác đi tỷ giá là giá cả của một đơn vị của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác.
    Thông thường, thuật ngữ "Tỷ giá hối đoái" được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua đơn vị ngoại tệ. Riêng ở Mỹ và Anh thuật ngữ này được sử dụng theo nghĩa ngược lại. Số lượng đơn vị ngoại tệ (nước ngoài) cần thiết để mua một đồng đôla hoặc một đồng bảng.
    Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam được công bố theo thông lệ quốc tế số đơn vị đồng Việt Nam (VND) cần thiết để mua một đơn vị tiền nước ngoài chẳng hạn 15.468 đ/USD.
    Các tỷ giá hối đoái chủ yếu được xác nhận thông qua các lực lượng thị trường của cung và cầu tiền. Bất kỳ cái gì làm tăng cầu về tiền trên các thị trường ngoại hối hoặc làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho giá trị quốc tế (tỷ giá hối đoái) của nó tăng lên và ngược lại. Như vậy, những giao động của tỷ giá hối đoái là do sự dịch chuyển của các đường cung và cầu trên thị trường ngoại hối. Và như một phản ứng dây chuyền, những biến động của tỷ giá hối đoái lại tác động đến nền kinh tế trong nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển các đường cung và cầu trên thị trường ngoại hối, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu là:
    + Cán cân thương mại: trong các điều kiện khác không đổi nếu nhập khẩu của một nước tăng thì đường cung vẽ trên của nước ấy sẽ dịch chuyển sang phía phải và ngược lại. Nếu xuất khẩu của nước đó tăng thì đường cầu về tiền của nước đó sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại.
    + Tỷ lệ lạm phát tương đối: Nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn tỷ lệ lạm phát của một nước khác thì nước đó sẽ cần nhiều tiền hơn để mua lượng tiền nhất định của nước kia. Điều này làm cho đường cung tiền dịch chuyển sang phải và tỷ giá hối đoái giảm xuống.
    + Sự vận động của vốn: Khi người nước ngoài mua tài sản tài chính , lãi suất có ảnh hưởng mạnh. Khi lãi suất của một nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người dân nước ngoài muốn mua các tài sản ấy. Điều này làm cho đường cầu về tiền các nước đó dịch sang phải và làm tăng tỷ giá hối đoái của nó. Đây là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất tới tỷ giá hối đoái ở các nước phát triển cao (đặc biệt là Mĩ).
     
Đang tải...