Thạc Sĩ Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    A. PHẦN MỞ ĐẦU TRANG

    B. PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về hoạt động ngân hàng và
    các lý thuyết cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

    1.1 Vai trò, chức năng và qui trình tín dụng 1
    1.1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại 1
    1.1.2 Tín dụng Ngân hàng 2
    1.1.3 Vai trò của tín dụng 2
    1.1.4 Chức năng của tín dụng 3
    1.1.5 Qui trình tín dụng 3
    1.2 Các lý thuyết về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 5
    1.2.1 Quan điểm cạnh tranh cổ điển 5
    1.2.2 Lý luận cạnh tranh hiện đại 5
    1.2.3 Sự thay đổi quan điểm cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa 6
    1.3 Những kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng 12
    Kết luận chương 1 14

    CHƯƠNG 2 : Thực trạng hoạt động tín dụng tại SGD2 BIDV
    2.1 Tình hình hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn TP.HCM 15
    2.1.1 Tình hình Kinh tế – Chính trị 15
    2.1.2 Tình hình hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn TP.HCM 16
    2.1.3 Đánh giá và nhận định về xu hướng phát triển hoạt động
    ngân hàng trong thời gian tới 21
    2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại SGD2 BIDV 23
    2.2.1 Giới thiệu chung về lịch sử hình thành của SGD2 BIDV 23
    2.2.2 Tình hình hoạt động các năm qua tại SGD2 BIDV 25
    2.2.3 Kết quả hoạt động trong những năm qua 27
    2.2.4 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại SGD2 BIDV 28
    Kết luận chương 2 40

    CHƯƠNG 3 : Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
    trong hoạt động tín dụng tại SGD2 BIDV

    3.1 Những định hướng, mục tiêu trong hoạt động tín dụng tại SGD2 BIDV 41
    3.1.1 Quan điểm của chính sách tín dụng 41
    3.1.2 Định hướng chính sách tín dụng giai đoạn 2005 – 2007 41
    3.1.3 Mục tiêu của hoạt động tín dụng tại SDG2 NHĐTPTVN 43
    3.2 Các giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh
    trong hoạt động tín dụng tại SGD2 BIDV 44
    3.2.1 Giải pháp về huy động vốn 44
    3.2.2 Giải pháp về tín dụng 46
    3.2.3 Nhóm giải pháp khác 49
    3.2.4 Một vài kiến nghị 57
    Kết luận chương 3 59

    C. PHẦN KẾT LUẬN

    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


    A . PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài :

    Sau một thời gian dài đổi mới kể từ năm 1986, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
    Việt nam đã được nâng lên rõ rệt. Từ một nền kinh tế đóng kín, nông nghiệp lạc
    hậu, công nghiệp trì trệ. Việt nam đã mở cửa và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
    Hiện tại đã có quan hệ thương mại với hơn 150 nước và vùng lãnh thổ, đã gia nhập
    các tổ chức kinh tế khu vực như ASEAN, APEC và đang tiến tới gia nhập WTO.
    Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng
    nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Trong
    nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy phát triển
    kinh tế, nâng cao hiệu quả và chất lượng, tạo dựng nên những doanh nghiệp thành
    đạt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
    Để giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, Việt nam cần xây dựng một hệ
    thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có uy tín với khách hàng, hoạt động có hiệu
    quả, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, huy động tối đa nguồn vốn nhàøn rỗi
    trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
    nước.
    Đề tài : “Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng
    tại Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam
    ” được chọn làm công
    trình nghiên cứu với hy vọng góp phần cụ thể hóa các lý thuyết đã học; đồng thời
    đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong
    quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài :
    Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung cũng như ngành ngân
    hàng nói riêng là một vấn đề hiện nay được nhà nước rất quan tâm. Từ khi chuyển
    sang nền kinh tế thị trường đến nay, ngành ngân hàng đã có những chuyển biến
    tích cực, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, nếu so
    với ngành ngân hàng ở những nước tiến tiến khác, thì ta còn giữ một khoảng cách
    khá xa so với họ.
    Đứng trước tình hình đó, việc nghiên cứu và ứng dụng các mô hình thành công vào
    điều kiện của Việt nam là điều rất cần thiết. Cho đến nay, đã có nhiều công trình
    nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động ngân hàng như : “Lê Hữu Bình (2003), Nhận diện
    và xử lý những rủi ro nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng
    Thương mại Việt nam trong quá trình hội nhập, trường ĐHKT TP.HCM”, “Phạm
    Văn Hoàng Phong (2003), Một số biện pháp mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ
    phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, trường ĐHKT TP.HCM”,
    “Chu Thị Hoàng (1999), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Sở
    Giao dịch 2 Ngân hàng Công Thương Việt Nam, trường ĐHKT TP.HCM”, “Nguyễn
    Văn Phúc (1998), Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng
    Thương mại Việt Nam, trường ĐHKT TP.HCM” với nhiều hình thức và khía cạnh
    khác nhau. Các công trình nghiên cứu trong thời gian qua đã thể hiện tương đối đầy
    đủ bức tranh chung của hoạt động ngành ngân hàng ở Việt nam và trong từng thời
    kỳ đó việc nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định trong lý luận chung cũng
    như việc áp dụng trong thực tiễn.
    Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế là một vấn đề thời sự, mà đối với
    riêng ngành ngân hàng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và
    toàn diện, cũng như chưa có một chuẩn mực chung làm cơ sở cho các ngân hàng áp
    dụng trong thực tiễn. Một số nội dung nghiên cứu của đề tài này trước đây cũng đã
    được nghiên cứu, tuy nhiên với cách tiếp cận, phân tích và đánh giá một cách hệ
    thống, mang tính khoa học. Đề tài này hy vọng sẽ góp phần như một tài liệu tham
    khảo và có thể vận dụng vào thực tiễn đối với một số ngân hàng trong điều kiện
    cạnh tranh ngày càng gay gắt.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án :
    Thông qua công trình nghiên cứu, người nghiên cứu có điều kiện hệ thống hóa lại
    những kiến thức đã học để từ đó ứng dụng vào một đối tượng doanh nghiệp cụ thể.
    Đây cũng là bước đầu trong việc làm quen và xử lý các tình huống quản trị khi tiếp
    cận với thực tế. Đồng thời, qua đó đúc kết được những kinh nghiệm trong việc giải
    quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế sau này.
    Từ việc đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ và so sánh với các đối
    thủ cạnh tranh trong hoạt động của một doanh nghiệp, qua đó đưa ra các mục tiêu,
    định hướng chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
    Trên cơ sở tổng kết về lý luận, thực tiễn và đánh giá đúng đắn thực trạng hoạt
    động của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao
    năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm tiền đề thực tiễn cho việc đổi mới và
    hoàn thiện một số cơ chế, chính sách của nhà nước trong quá trình vận dụng trong
    nền kinh tế thị trường.
    4. Phương pháp nghiên cứu :
    Là một đề tài khoa học và mang tính ứng dụng thực tiễn nên trong quá trình nghiên
    cứu chủ yếu dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau để giải quyết những vấn đề
    được đặt ra trong đề tài :
    i. Phương pháp hệ thống
    ii. Phương pháp thống kê
    iii. Phương pháp so sánh, tổng hợp
    iv. Phương pháp quy nạp, suy diễn
    5. Ý nghĩa của luận án :
    Đánh giá khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt nam
    có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển của các ngân hàng này
    trong tiến trình hội nhập. Việc nhận thức đúng vị thế cạnh tranh của các NHTM
    Việt nam, sẽ giúp cho các ngân hàng trong hoạt động Marketing hướng tới nâng
    cao vị thế để chiếm lĩnh thị trường, làm cho sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng
    thích ứng với nhu cầu của thị trường, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
    Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày nay, thông qua việc đánh
    giá thực trạng để từ đó ngân hàng cần hình thành những chính sách và những chiến
    lược phù hợp. Do vậy, một số nội dung nghiên cứu trước đây, đến nay có thể không
    còn phù hợp, cần phải được điều chỉnh, thay đổi.
    6. Cái mới của luận án :
    Cái mới của luận án là vừa kết hợp một số nội dung cũ trước đây đã được phân tích
    với việc kết hợp một số lý luận mới, được hệ thống lại một cách hợp lý và khoa
    học. Một số điểm mới đó là việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài,
    phân tích các điểm mạnh yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp, từ đó đề ra các
    giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Với cách tiếp cận, phân tích và đánh
    giá một cách hệ thống, mang tính khoa học, hy vọng đề tài này sẽ là một sự đóng
    góp mang đầy ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    7. Kết cấu của luận án : ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu
    tham khảo, nội dung của luận án chia làm 3 chương, 7 tiết như sau :

    1. Phần mở đầu
    B. Phần nội dung
    Chương 1 : Lý luận chung về hoạt động ngân hàng và các lý thuyết cạnh tranh trong
    nền kinh tế thị trường.
    1.1 Vai trò, chức năng và qui trình tín dụng.
    1.2 Lý thuyết về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
    1.3 Những kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng.
    Chương 2 : Thực trạng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư &
    Phát triển Việt nam
    2.1 Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM.
    2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư &
    Phát triển Việt nam.
    Chương 3 : Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín
    dụng tại Sở giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam
    3.1 Những định hướng, mục tiêu trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch
    2 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam.
    3.2 Các giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt
    động tín dụng tại Sở giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt
    nam.
    C. Phần kết luận
    D. Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...