Tiểu Luận Những giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình trong sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm vừa qua Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển đứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thì sinh viên cũng là đối tượng cần phải năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến thức , phương pháp học tập mới mẻ. Ở bậc đại học thì các phương pháp học tập kết hợp với những kỹ năng cần thiết là vô cùng quan trong gắn liền với các sinh viên nói chung và sinh viên học viện bưu chính nói riêng. Kỹ năng giao tiếp cũng là một kỹ năng then chốt của mỗi sinh viên, mà các sinh viên học viên công nghệ bưu chính viễn thông cần quan tâm trao dồi và nâng cao.
    Trong tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu xã hội, trong đó có giao tiếp đứng ở tầng thứ 3 sau nhu cầu về sinh lý và an toàn. Ông cha ta cùng từng nói: "Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí và sự bang giao cho ta cái nghiệp". Không chỉ vậy, 1 trong 3 yêu cầu hàng đầu của nhà tuyển dụng ngày nay đó là giao tiếp tốt.
    Hiện nay, những người đi học nhận thấy, việc các bạn trẻ có điều kiện giao tiếp và tiếp xúc với môi trường thực tế còn quá ít. Việc quá chú trọng vào chuyên môn học tập của mình khiến tính năng động trong môi trường giao tiếp còn yếu, rất nhiều các bạn sinh viên không biết cách bắt đầu một câu chuyện dù là đơn giản nhất. Không biết ứng xử và thể hiện thế mạnh của mình khi đứng trước nhà tuyển dụng .
    Giao tiếp là chuyện quá đỗi bình thường, bằng nhiều hình thức khác nhau, mỗi chúng ta hàng ngày không ngừng giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau và nhận lại những kết quả khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, mà ở đó thái độ trong giao tiếp là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả giao tiếp.
    Ví dụ như trong các trường đại học, các phòng Đào tạo, Thư viện, Công tác Học Sinh - Sinh Viên, Tài chính là những đơn vị thường được/bị nhận nhiều phản ánh từ phía sinh viên, khen, chê đều có. Là người đã từng tiếp, hướng dẫn, trả lời, giải quyết một số vấn đề của sinh viên trong hơn 20 năm, một sự cảm nhận cá nhân là: thái độ trong giao tiếp của sinh viên nếu như trước đây đánh giá theo thang điểm 10 là từ 6 đến 10 thì ngày nay là từ 4 đến 7.
    Khi đến các phòng/ban các bạn sinh viên thường hỏi những câu thiếu chủ ngữ, ví dụ: “cho đóng tiền”, “Trả sách cô”. Những từ như: thưa cô, thưa thầy hiếm thấy xuất hiện trong khoảng 5-7 năm trở lại đây. Ngôi thứ ba chỉ người đươc các bạn dùng phổ biến là: nó, ví dụ:
    - Nó chỉ em xuống đây
    - Nó là ai vậy em
    - Dạ Phòng Đào tạo/ Tài Chính.
    Khi được hướng dẫn giải quyết công việc, hiếm khi thấy các bạn nói: Em cám ơn, hay cám ơn thầy/cô.
    Nên để hướng sinh viên có cơ hội nhiều hơn trong học tập, công việc giao tiếp trên ghế nhà trường , công sở hay chính cuộc sống của các bạn sinh viên việc trao dồi kỹ năng giao tiếp cũng đòi hỏi những giải pháp phù hợp với sinh viên học viện hơn bao giờ hết.
    Tất cả những nội dung mà tôi trình bày dưới đây trong đề tài này có thể chưa đầy đủ, thậm chí là có đôi chỗ chưa thật chính xác về một số vấn đề .bởi vậy rất mong có được sự đóng góp ý kiến nhận xét của thầy cô
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...