Chuyên Đề Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự ng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm gần đây, tăng cường cải cách quản lý tài chính công được Chính phủ Việt Nam xác định là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của công cuộc cải cách nền hành chính công và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Theo nhận định của Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, chúng ta đã đạt được sự “nổi tiếng” về ổn định ngân sách quốc gia với thâm hụt ngân sách tương đối nhỏ, tỷ lệ nợ thấp kể cả nợ trong và ngoài nước. Chính phủ Việt Nam đã đạt được những tiến triển vững chắc trong việc duy trì cơ chế kiểm soát bội chi ngân sách, lạm chi và sử dụng các nguồn lực không hiệu quả của những năm trước đây. Đó là kết quả bước đầu của việc thực hiện quản lý chi tiêu công của Chính phủ, của các Bộ, ngành, cấp, địa phương và của các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc nhận thức còn chưa đầy đủ về chi tiêu công và quản lý chi tiêu công của các cấp và Đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước hiện nay, do đó việc quản lý chi tiêu công còn nhiều hạn chế. Với cách tiếp cận vấn đề như trên, trong Bài viết này Tác giả xin trình bầy những nội dungsau:

    1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHI TIÊU CÔNG VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP HIỆN NAY.
    - Khái quát về chi tiêu công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
    Chi tiêu công trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là những khoản chi thường xuyên, chiếm tỷ trọng tương đối lớn được cân đối trong cán cân ngân sách của Chính phủ nhằm duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và phát triển các sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế - chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, khoa học- công nghệ - môi trường, sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục - thể thao, sự nghiệp kinh tế . và các hoạt động sự nghiệp khác.
    Quản lý tài chính công trong các cơ quan hành chính - sự nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của quản lý tài chính công. Quá trình quản lý tài chính công trong các đơn vị này là quá trình lập kế hoạch, phân bổ, kiểm soát, báo cáo và đánh giá về tính tuân thủ, minh bạch và hiệu quả của các khoản chi tiêu công phục vụ cho các hoạt động nói trên.
    - Quy trình quản lý chi tiêu công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp hiện nay ở Việt nam
    1. Lập dự toán và phân bổ ngân sách
    Công việc đầu tiên và rất quan trọng của quá trình chi tiêu công của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là việc xây dựng và phân bổ dự toán chi tiêu ngân sách. Do vậy, đòi hỏi việc xây dựng các định mức, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ và mức chi tiêu phải chính xác và phù hợp với từng thời kỳ khác nhau và nhất quán với các chính sách ưu tiên của Chính phủ đã công bố. Nếu không sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến hiệu quả quản lý chi tiêu công của Nhà nước.
    2. Chấp hành ngân sách
    Theo Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, chi thường xuyên tuân thủ theo nguyên tắc giao hạn mức kinh phí. Các hạn mức kinh phí theo quý (có chi tiết theo tháng) là mức tối đa mà các đơn vị thụ hưởng ngân sách được phép chi theo Thông báo cấp phát kinh phí thường xuyên gửi cho Kho Bạc Nhà nước và đơn vị thụ hưởng. Trong thực tế các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp đều phải thực hiện và chấp hành ngân sách theo đúng quy trình trên mà chưa được quyền chủ động thực hiện theo kết quả công tác một cách linh hoạt.

    3. Kiểm soát, kế toán và quyết toán ngân sách Nhà nước
    · Các hoạt động kiểm soát
    Về thông tin kiểm soát, thanh toán chi tiêu qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là rất quan trọng, hình thành hệ thống thông tin tài chính đầy đủ, câp nhật và có độ tin cậy cho việc quản lý điều hành.
    Về hệ thống kiểm soát nội bộ, mọi khoản chi tiêu của các cơ quan, đơn vị đều phải có sự kiểm tra, phê duyệt của cơ quan tài chính cùng cấp, của các cơ quan thanh tra tài chính, thanh tra ngành một cách định kỳ hoặc đột xuất và hệ thống các quy chế quản lý tài chính nội bộ do đơn vị đặt ra để quản lý quá trình chi tiêu tại đơn vị.
    Về hệ thống báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp được thực hiện trên cơ sở hàng quý, hàng tháng. Các đơn vị thụ hưởng ngân sách có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính tất cả các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước. Theo quy định hiện nay có 8 loại báo cáo tài chính được sử dụng các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp phải lập.
    · Về quyết toán ngân sách
    Mọi đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước đều phải lập báo cáo chi ngân sách hàng tháng, hàng quý và hàng năm (báo cáo kế toán hàng tháng, quý, năm) và gửi cho các cơ quan quản lý (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản) để cơ quan này tổng hợp sau đó trình lên cơ quan tài chính cấp trên (Bộ Tài chính ở cấp Trung ương và Sở tài chính vật giá ở cấp tỉnh). Cơ quan tài chính sẽ kiểm tra, duyệt và phê chuẩn các báo cáo này theo các quy định hiện hành tại Thông tư 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.

    2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP HIỆN NAY.

    - Những kết quả đạt được trong cải cách quản lý chi tiêu công của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trong thời gian vừa qua.
    Công cuộc cải cách hành chính của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài chính công như: quản lý ngân sách Nhà nước, chi tiêu tài chính công. Với sự ra đời và thực thi của Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi từ năm 2002 đã tạo ra một bước đột phá trong việc quản lý, sử dụng, chi tiêu ngân sách và các nguồn lực tài chính quốc gia khác. Luật Ngân sách Nhà nước đã tạo ra nền tảng và khuôn khổ pháp lý đầy đủ và toàn diện nhất từ trước đến nay bao quát tất cả các nguồn thu và quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách Nhà nứoc. Đối với công tác quản lý chi tiêu công, đặc biệt là chi thường xuyên cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, nhằm khắc phục những tồn tại của hệ thống lập, phân bổ dự toán ngân sách theo hệ thống định mức còn nhiều điểm bất cập, lạc hậu, chi tiêu sai mục đích, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động, nâng cao hiệu quả chi tiêu, Chính phủ cùng các bộ, ngành và các địa phương đã có nhiều cơ chế chính sách cải tiến quá trình chi tiêu đạt được nhiều thành tích đáng kể trong những năm qua, đã được hầu hết các cơ quan và công chúng quan tâm ủng hộ thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...