Báo Cáo Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank - Chi Nhánh c

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG IVNHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – CHI NHÁNH CHỢ LỚN

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG
    1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng

    Khái niệm, bản chất lịch sử hình thành tín dụng
    Khái niệm tín dụng
    Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại qua các hình thái xã hội khác nhau. Hiểu một cách thông thường nhất, tín dụng là sự vay mượn, trong đó hai chủ thể là người đi vay và người cho vay sẽ thỏa thuận với nhau về lãi suất cho vay và thời gian vay mượn. nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn sản xuất.
    ã Như vậy, có thể đưa ra tổng quan về tín dụng như sau: Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả( cả vốn lẫn lãi) sau một khoản thời gian nhất định.
    Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng- một bên là tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong đó ngân hàng giữ vai trò là người đi vay, vừa là người cho vay.
    Lịch sử hình thành của tín dụng
    Quan hệ tín dụng hình thành từ khi xuất hiện sản xuất hàng hóa, bắt đầu có sự phân công lao động xã hội và sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thể hiện bằng hiện vật và việc cho vay nặng lãi, mục đích của người đi vay là duy trì sinh hoạt chứ chưa để phục vụ phát triển sản xuất. Khi chuyển sang thời kì tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế đòi hỏi một số tư bản lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh, và tín dụng bằng hiện vật bị thay thế bằng tín dụng hiệ kim, tín dụng nặng lãi nhường chỗ cho các hình thức tín dụng khác như tín dụng Ngân hàng, tín dụng Nhà nước .
    Mặc dù tín dụng có quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh tế xã hội với nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có chung những đặc điểm sau:


    - Tín dụng là sự chuyển giao một số tiền( hiện kim) hoặc tài sản(hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng.
    - Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả.
    - Người sở hữu vốn tín dụng được một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức.
    Bản chất của tín dụng
    - Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu.
    - Thời hạn tín dụng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng.
    - Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng.
    2. Vai trò của tín dụng ngân hàng
    - Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian để huy động vốn và cho vay số vốn đó cho các thành phần kinh tế trên.
    Như vậy, với mối quan hệ trên, Ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, Ngân hàng nhận tiền gửi hoặc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để tập trung nguồn vốn trong xã hội làm nguồn vốn hoạt động cho mình. Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế với nhiều hình thức khác nhau như cho vay, chiết khấu GTCG, bảo lãnh thông các hoạt động này, Ngân hàng có thể cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế đồng thời tối đa hóa hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn của mình.
    * Vai trò của tín dụng Ngân hàng:
    ã Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa
    ã Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
    ã Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội
    ã Tín dụng tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế với nước ngoài
    3. Các hình thức của tín dụng
    Trong nền kinh tế thị trường có nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng, dựa vào các tiêu thức khác nhau ta sẽ có các hình thức tín dụng khác nhau
    Dựa vào thời hạn tín dụng
    - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ một năm trở xuống, thường được cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp, cá nhân và cho vay phục vụ sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình.
    - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, loại tín dụng này để cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và sử dụng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
    - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến mở rộng sản xuất có quy mô lớn, tín dụng dài hạn có giá trị lớn thời gian thu hồi vốn nhanh hơn.
    Dựa vào nhu cầu đầu tư
    - Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành lưu động của doanh nghiệp hay cho vay để bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, loại tín dụng này thường được chia thành các loại cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất và cho vay để hoàn thành các khoản nợ dưới hình thức khấu trừ GTCG.
    - Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành nên vốn cố định của doanh nghiệp. Loại tín dụng này thường được sử dụng cho nhu cầu đầu tư, mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung và dài hạn.
    Căn cứ vào mục đích tín dụng
    - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
    - Cho vay tiêu dùng cá nhân
    - Cho vay mua bán bất động sản
    - Cho vay sản xuất nông nghiệp
    - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
    Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
    - tín dụng có bảo đảm
    - tín dụng không bảo đảm
    Căn cứ vào mức lãi suất
    - tín dụng thương mại
    - tín dụng ưu đãi
    Căn cứ vào phương thức cho vay
    - cho vay theo món
    - cho vay theo hạn mức tín dụng
    - cho vay theo hạn mức thấu chi
    Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay
    - cho vay trả nợ nợ một lần khi đáo hạn
    - cho vay trả góp
    - cho vay hoàn trả theo yêu cầu
    - cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy theo khả năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
    Việc phân loại các hình thức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý tín dụng ở ngân hàng, xác định được cơ cấu cho vay có phù hợp với tính chất nguồn vốn của ngân hàng hay không, có bảo đảm an toàn hay không.
    4. Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng
    Vốn vay luôn được đảm bảo bằng các nguồn vốn tương đương
    - Nguyên tắc này xuất phát từ sự yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ nhằm làm cho sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hóa giữ vững sức mua của tiền.
    Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi nhận tiền vay và trong suốt quá trình sử dụng vốn vay đơn vị phải có một số hàng hóa tương đương làm đảm bảo cho khoản vay đó.
    Nguyên tắc này đảm bảo hiệu quả của vốn vay tạo điều kiện thực hiện việc hoàn trả nợ vay của đơn vị. Mặt khác, cho vay nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động trong quá trình SXKD, nó được xác định trước khi vay và kiểm soát trong quá trình sử dụng vay.
    Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
    Cho vay đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phương châm trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đối với ngân hàng bất kỳ 1 khoản vay nào đối với nền kinh tế cũng phải luôn hướng đến mục tiêu là phát triển kinh tế. Khi khoản vay được ngân hàng chấp nhận thì mục đích sử dụng vốn vay cũng sẽ được ghi trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng có trách nhiệm thường xuyên đến kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp để xử lý.
    Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn
    Đây là nguyên tắc không thể thiếu của ngân hàng, được đặt trên cơ sở sau:
    - Xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng ngân hàng đi vay để cho vay nhằm đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời tạo nên nguồn thu để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thì việc thực hiện nguyên tắc hoàn trả đúng hạn là rất cần thiết đối với các NHTM.
    - Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động trên cơ sở kinh doanh, cho nên ngoài việc hoàn trả vốn vay đơn vị vay phải trả thêm một số tiền ứng với lãi suất vay.
    Tuy nhiên trên thực tế do tác động của nhiều yếu tố khiến cho đơn vị vay vốn không trả được nợ vay. Để đảm bảo nguyên tắc này, tổ chức tín dụng buộc đơn vị phải thế chấp tài sản và tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn trong trường hợp đơn vị vay không trả được nợ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...