Thạc Sĩ Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảm ngập nước TP.HCM giai đoạn 2011-2015 và định

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Gần đây biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Biến đổi khí hậu làm cho Trái đất nóng dần lên, nước biển dâng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người.
    Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam là một trong 10 khu vực dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những nơi rất "nhạy cảm" của vấn đề biến đổi khí hậu. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn, trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Với tổng diện tích 2.095,01 km², dân số trên 7,1 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước Phát triển về nhiều mặt, giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố ước đạt 2.800 USD/năm.
    Vì vậy Thành phố đã tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều dự án, bao gồm cả những dự án sử dụng vốn ODA với mục tiêu là giải quyết tình trạng ngập nước do mưa và triều có xét đến hiện tượng mực nước biển dâng cao.
    Nhận thức được tầm quan trọng vấn đề trên, sau thời gian thực tập tại Trung Tâm Điều Hành Chương Trình Chống Ngập Nước Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi quyết định nghiên cứu về công tác quản lý giảm ngập thành phố Hồ Chí Minh tại Trung Tâm Chống Ngập Thành Phố.
    Ngoài việc áp dụng lý thuyết về quản trị dự án, quản trị nguồn nhân lực, quản trị học đã được thầy cô giảng dạy tại trường vào thực tế của cơ quan, tôi cũng muốn đóng góp một số ý kiến của mình về công tác quản lý giảm ngập để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý giảm ngập của cơ quan.

    Lý do chọn đề tài:

    Tình trạng ngập nước đang ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và kìm hãm sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
    Tình trạng ngập nước này diễn biến càng lúc càng phức tạp, nếu không có sự quản lý chặt chẽ và định hướng kịp thời của cơ quan chức năng về vấn đề này, thì tình trạng ngập nước sẽ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là Thành Phố Hồ Chí Minh.
    Vì dù “bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì ở mức cao hơn 1.44 đến 1.53 lần so với cả nước”. Vì vậy, việc nghiên cứu đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảm ngập nước tại thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cấp bách và cần thiết.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Nhằm đánh giá kết quả giảm ngập tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến nay.
    Đề xuất giải pháp công tác quản lý giảm ngập tại TPHCM.
    Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn về Quản trị dự án, quản trị nguồn nhân lực.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Nghiên cứu thực trạng hoạt động công tác quản lý giảm ngập ngập tại Trung tâm Điều Hành Chương Trình Chống Ngập Nước, hoạt động quản lý các dự án của đơn vị liên quan đến tình trạng ngập nước tại TPHCM.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Tham khảo các nguồn thông tin bên ngoài qua các tạp chí, báo, radio và internet.
    Áp dụng phương pháp nghiên cứu: thu thập thông tin, số liệu thực tế tại các phòng , ban trực thuộc trung tâm chống ngập.
    Áp dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, thu thập số liệu báo cáo thống kê của cơ quan từ đó rút ra kết luận.
    Kết cấu đề tài:


    MỤC LỤC

    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Nhận xét của đơn vị thực tập
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    Danh mục các định nghĩa
    Danh mục các bảng sử dụng
    Lời mở đầu
    Lý do chọn đề tài
    Mục tiêu đề tài
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
    Phương pháp nghiên cứu
    Kết cấu đề tài
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1 KHÁI NIỆM DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN Đầu tư
    1.1.1 Dự án và những quan niệm về dự án
    1.1.1.1 Khái niệm dự án
    1.1.1.2 Dự án
    1.1.1.3 Dự án là một hệ thống
    1.1.1.4 Các phương diện chính của dự án
    1.1.2 Dự án Đầu tư
    1.1.2.1 Khái niệm
    1.1.2.2 Yêu cầu của dự án Đầu tư
    1.1.2.3 Phân loại dự án Đầu tư
    1.2 TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU VÀ LẬP DỰ ÁN Đầu tư KHẢ THI
    1.2.1 Xác định mục đích, yêu cầu của việc lập dự án Đầu tư
    1.2.2 Lập nhóm soạn thảo dự án Đầu tư
    1.2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu lập dự án Đầu tư
    1.2.3.1 Nhận dạng dự án Đầu tư
    1.2.3.2 Lập kế hoạch soạn thảo dự án Đầu tư
    1.2.3.3 Lập đề cương sơ bộ của dự án đầu tư:
    1.2.3.4 Lập đề cương chi tiết của dự án Đầu tư
    1.2.3.5 Phân công công việc cho các thành viên của nhóm soạn thảo
    1.2.3.6 Tiến hành soạn thảo dự án Đầu tư
    1.2.3.7 Mô tả dự án và trình bày với chủ Đầu tư hoặc cơ quan chủ quản
    1.2.3.8 Hoàn tất Văn bản dự án Đầu tư
    1.3 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
    1.3.1 Khái niệm về quản lý dự án Đầu tư
    1.3.2 Mục tiêu:
    1.3.2.1 Các mô hình quản lý dự án Đầu tư
    1.3.2.2 Mục tiêu của quản lý dự án Đầu tư
    1.3.2.3Chức năng của cán bộ quản lý dự án Đầu tư
    1.3.2.4 Kỹ năng của cán bộ quản lý dự án Đầu tư
    1.3.3 Nhiệm vụ:
    1.3.3.1 Nhiệm vụ của công tác quản lý dự án đầu tư:
    1.3.3.1.1 Nhiệm vụ quản lý về phía Nhà nước:
    1.3.3.1.2 Nhiệm vụ quản lý của các đơn vị cơ sở
    1.3.3.2 Sự khác nhau căn bản giữa quản lý Đầu tư về phía Nhà nước
    và về phía các cơ sở sản xuất Kinh doanh dịch vụ
    1.3.3.3 Cơ chế quản lý dự án Đầu tư
    1.3.3.4 Nguyên tắc quản lý dự án Đầu tư
    CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG
    TRÌNH CHỐNG NGẬP NƯỚC TP.HCM

    2.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển:
    2.2 Chức năng và nhiệm vụ
    2.3 Cơ cấu tổ chức
    2.3.1 Ban lãnh đạo:
    2.3.2 Các phòng ban
    2.3.3 Các Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng công trình:
    2.4 Mối Quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động của cơ quan
    2.4.1 Đối với các sở - ngành thuộc thành phố
    2.4.2 Đối với Ủy ban nhân dân các quận - huyện
    2.4.3 Đối với Quan hệ Quốc tế
    2.4.4 Đối với các tổ chức Đảng, Đoàn thể
    2.5 Tình hình thực hiện công tác chống ngập trên địa bàn TP.HCM
    giai đoạn 2001 - 2009
    2.5.1 Mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2001 – 2009:
    2.5.2 Kết quả thực hiện:
    2.5.2.1 Các giải pháp quản lý đã triển khai
    2.5.2.2 Đã và đang tổ chức triển khai các dự án lớn về thoát nước,
    cải thiện môi trường nước và chống ngập nước:
    2.5.2.2.1 Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải:
    2.5.2.2.2 Các dự án, công trình thoát nước, chống ngập trọng điểm:
    2.5.2.2.3 Triển khai kế hoạch, giải pháp xóa, giảm ngập cấp bách
    hàng năm:
    2.5.2.2.4 Tăng cường kiểm tra, xử lý các vị trí ảnh hưởng do thi công
    các dự án đã gây ngập và có khả năng gây ngập:
    2.5.2.3 Kết quả xóa, giảm ngập:
    2.5.3 Tồn tại, nguyên nhân và những dự báo
    2.5.3.1 Những tồn tại:
    2.5.3.2 Nguyên nhân
    2.5.3.2.1 Nguyên nhân khách quan
    2.5.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan
    2.6 Các dự án đang và sẽ triển khai:
    2.6.1 Các dự án đang thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh
    2.6.2 Các dự án quy hoạch chuẩn bị triển khai
    2.6.3 Các dự án đang vận động tài trợ
    2.6.4 Quy hoạch mạng lưới hồ điều tiết
    2.7 Những dự báo về tình hình ngập
    2.7.1 Tại vùng trung tâm thành phố
    2.7.2 Vùng phía Bắc thành phố
    2.7.3 Đối với các vùng còn lại
    2.7.4 Sự quá tải của hệ thống thoát nước
    2.7.5 Đối mặt với những thách thức mới về nước biển dâng gây ngập lụt
    do biến đổi khí hậu toàn cầu
    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
    CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢM NGẬP NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
    VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

    3.1 Mục tiêu
    3.2 Nhiệm vụ
    3.3 Các giải pháp thực hiện:
    3.3.1 Nhóm giải pháp tập trung xóa, kéo giảm các điểm ngập nước
    hiện hữu và ngăn chặn phát sinh mới
    3.3.2 Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý thực hiện các quy hoạch
    đã được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
    3.3.3 Tăng cường trao đổi và hợp tác khoa học, công nghệ với các
    tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, chuyên gia trong
    và ngoài nước:
    3.3.4 Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ tầng
    thoát nước, xử lý nước thải đô thị và quản lý ngập lụt đô thị do biến
    đổi khí hậu:
    3.3.5 Phát huy sức mạnh của các đoàn thể Chính trị để đẩy mạnh
    công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức, sự hiểu biết và
    đồng thuận của cộng đồng là yếu tố then chốt để triển khai một
    chiến lược quản lý ngập lụt một cách bền vững, thân thiện và bảo
    vệ môi trường nước
    3.3.6 Nhóm giải pháp về dự án công trình
    3.3.7 Nhóm giải pháp phi công trình
    3.3.8 Các giải pháp khác
    Kết Luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục 1 “ Danh sách 96 điểm ngập “
     
Đang tải...