Luận Văn Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜINÓIĐẦU

    Cùng với sựđổi mới chung của đất nước, ngành Ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể trong tổ chức và hoạt động, ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn và quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vàđiều tiết của Nhà nước cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước.
    Ngân hàng là một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động ngân hàng với bản chất của nó, chịu sựảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của NHTM, một hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM, song nó cũng là một hoạt động phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.
    Chúng ta biết và hiểu những rủi ro này để tìm mọi cách hạn chế những đổ vỡ dễ gây thiệt hại, trước hết làđến ngân hàng và sau đó là toàn bộ nền kinh tế. Để hoạt động của NHTM có hiệu quả và giảm thiểu rui ro thì vấn đề trước tiên là phải quan tâm đến chất lượng tín dụng.
    Nâng cao chất lượng tín dụng và an toàn trong hoạt động tín dụng không chỉ là vấn đề quan tâm của ngân hàng mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Bởi vì chất lượng tín dụng ngân hàng tốt sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, kinh tế tăng trưởng. Ngược lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả chất lượng tín dụng có vấn đề thì nó dễ gây ra thiệt hại không những cho ngành ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
    Để làm tốt và tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong thời kỳ mới, thì hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới phải thực sựđổi mới cả về hình thức lẫn nội dung và nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng chiến lược vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước. Muốn vậy, trước hết phải làm tốt công tác tạo “đầu ra” tức là cấp tín dụng cho nền kinh tế.
    Tín dụng Ngân hàng được coi là “Đòn bẩy"để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, chất lượng tín dụng Ngân hàng không những cóý nghĩa đối với nền kinh tế mà nó còn cóý nghĩa quan trọng và quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng.
    Để hoạt động của NHTM có hiệu quả và giảm thiểu rủi ro thì vấn đề trước tiên là phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng. Nhận thức tính cấp thiết của vấn đề này, xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng trên địa bàn, với tư cách là học viên chuyên ngành tín dụng Ngân hàng, bản thân tôi cũng mong muốn được nghiên cứu, học hỏi. Sau thời gian làm việc và nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hải Dương, tôi mạnh dạn chọn đềtài: "Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp vàPhát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương".
    Nội dung của đề tài rất rộng , khả năng cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót. Mong các thầy và các đồng nghiệp tận tình tham gia ý kiến, giúp đỡ tôi để bản báo cáo thực tập chuyên đềđạt kết quảtốt. Tôi xin chân thành cám ơn !


    MỤC LỤC

    LỜINÓIĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 3
    CHẤTLƯỢNGTÍNDỤNGCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠITRONGNỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG 3
    1.1. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường: 3
    1.1.1. Khái niệm và phân loại. 3
    1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 7
    1.2. Chất lượng tín dụng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. 8
    1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng. 8
    1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. 9
    1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá và phân loại chất lượng tín dụng 10
    1.2.4. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng 13
    1.2.5. Các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 16
    CHƯƠNG 2 21
    THỰCTRẠNGCHẤTLƯỢNGTÍNDỤNGTẠICHINHÁNH NHNO&PTNT TỈNH HẢI DƯƠNG 21
    2.1. Khái quát sơ lược về NHNo&PTNT Hải Dương. 21
    2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Hải Dương: 21
    2.1.2 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương: 23
    2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương trong thời gian qua. 29
    2.2.1. Môi trường hoạt động kinh doanh 29
    2.2.2. Bảng 5: thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương. 31
    2.3. đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương. 32
    2.3.1. Thành tựu. 32
    2.3.2. Hạn chế. 33
    2.3.3. Những vấn đề cần đặt ra để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. 35
    CHƯƠNG III 38
    GIẢIPHÁPNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGTÍNDỤNGTẠICHINHÁNH NHNo&PTNT TỈNH HẢI DƯƠNG. 38
    3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 38
    3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 39
    3.2.1. Các giải pháp về nghiệp vụ tín dụng 39
    1.2.1- Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình tín dụng, nghiệp vụ cho vay mà các văn bản của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, NHNo Việt Nam đã ban hành từ khâu tiếp cận khách hàng đến khâu thẩm định, phê duyệt cho vay, quản lýđôn đốc và xử lý nợ. 40
    1.2.2- Phân tán rủi ro tín dụng: 40
    1.2.3- Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi cho vay: 40
    1.2.4- Nâng cao năng lực thẩm định dựán vay: 43
    1.2.5- Thực hiện tốt biện pháp đảm bảo tín dụng: 44
    3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ. 47
    3.2.3. Các giải pháp tăng trưởng tín dụng. 50
    3.3. Một số kiến nghị. 54
    3.3.1. Với Chính phủ: 54
    3.3.2. Đối với uỷ ban nhân dân tỉnh 54
    3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. 55
    KẾTLUẬN 56
    TÀILIỆUTHAMKHẢO 57
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...