Thạc Sĩ Những giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở việt nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Biển và đại dương chiếm 71% bề mặt của trái đất. Lịch sử tiến hóa của loài người
    luôn gắn kết với biển. Nền văn minh nhân loại càng cao, nền kinh tế càng phát triển thì
    giá trị của biển càng được tôn vinh. Biển mang lại cho con người những giá trị to lớn
    về kinh tế, về môi sinh và về khoa học. Tuy nhiên, cùng với nhu cầu ngày càng tăng về
    các giá trị từ biển, con người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho biển và
    các nguồn tài nguyên biển từ các hoạt động trên biển, trong đó có hoạt động hàng hải.
    Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km
    2
    , án ngữ trên các tuyến hàng hải và
    hàng không huyết mạch giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Á, Trung
    Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Bờ biển Việt Nam
    dài 3260km, bao bọc lãnh thổ Việt Nam ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, tính
    trung bình cứ 100 km
    2
    đất liền có 1km bờ biển (tỉ lệ này cao gấp 6 lần tỉ lệ trung bình
    của thế giới). Biển Việt Nam rất thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
    như dầu khí, hải sản, vận tải biển, cảng biển và kết cấu hạ tầng, công nghiệp tàu biển,
    du lịch biển và các ngành dịch vụ biển khác Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành
    trung ương Đảng khóa X đã đưa ra Nghị quyết về Chiến lược Biển đến năm 2020,
    “phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55 - 60% kim ngạch
    xuất khẩu của cả nước”.
    Với những đặc điểm đó, hoạt động hàng hải Việt Nam cũng rất thuận lợi để phát
    triển nhằm các mục đích thương mại, an ninh quốc phòng, du lịch, dịch vụ, thăm dò
    khai thác tài nguyên, khảo sát đo đạc biên vẽ hải đồ , mang lại nhiều giá trị kinh tế
    cho sự phát triển của đất nước. Theo quan điểm của Đảng về chiến lược Biển Việt
    Nam, kinh tế hàng hải được sử dụng làm yếu tố đột phá để thúc đẩy phát triển nhanh,
    bền vững kinh tế biển, góp phần bảo đảm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
    phán quốc gia về biển, đảo. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm
    2020 đưa mục tiêu phát triển kinh tế hàng hải đứng vị trí thứ hai sau khai thác chế biến
    dầu khí và các loại khoáng sản; đến sau 2020 đứng vị trí thứ nhất cần ưu tiên phát
    triển trong 5 ngành kinh tế biển. Có thể nói Đảng ta đã đánh giá đánh giá một cách
    toàn diện về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển, của hoạt động hàng hải đối với sự
    nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Vì vậy,
    cũng chính từ các hoạt động hàng hải này, môi trường biển và các nguồn tài nguyên
    biển đã và đang đứng trước các nguy cơ ô nhiễm và suy thoái. Hàng năm, biển Việt
    Nam phải đối diện với tình trạng ô nhiễm nước biển trầm trọng do các sự cố từ giao2
    thông vận tải thủy, các nguồn tài nguyên biển đang bị giảm sút. Mặc dù có nhiều giải
    pháp đang được tính đến nhưng hiệu quả thực sự không cao. Pháp luật về kiểm soát ô
    nhiễm môi trường biển từ các hoạt động hàng hải còn nhiều hạn chế. Bộ luật Hàng Hải
    2005 chỉ có 4 điều quy định về việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Luật bảo vệ môi
    trường 2005 mới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi
    trường biển nói chung. Hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm
    môi trường biển ở Việt Nam nói chung còn nhiều bất cập. Mới đây, Tổng cục Biển và
    Hải đảo (trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) được thành lập theo Nghị định số
    25/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 4/3/2008 Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền
    hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh đó, nhiều điều ước
    quốc tế về vấn đề này được ký kết mà Việt Nam là một quốc gia thành viên càng đòi
    hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật đủ mạnh, một hệ thống các cơ quan quản
    lý nhà nước đủ tầm để giải quyết được các vấn đề thực tế đặt ra.
    Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các vấn đề thực trạng hệ thống pháp luật về
    kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong các hoạt động hàng hải, tìm ra những bất
    cập, hạn chế để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn
    đề này là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...