Luận Văn Những giải pháp huy động & sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Bống Hà, 24/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ nước CHXHCN Việt
    Nam, nằm trên ngả tư của tuyến đường Bắc Nam và từ Lào ra đại
    dương. Một tỉnh có giao thông thuận lợi nối kết với các tỉnh trong cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng liên lạc cùng các nước trong khu vực. Nghệ An được coi là trung tâm kinh tế xã hội của vùng đồng bằng Bắc Trung bộ. Với biên giới biển kéo dài đặc biệt là có 2 dòng hải lưu nóng từ ngoài biển khơi phía Nam và từ phía Bắc vào pha trộn thành vùng nước nổi, biển Nghệ An thu hút nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, có trữ lượng lớn và tập trung. Nghệ An có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thủy sản. Nhận biết thế mạnh của tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đang chú trọng phát triển ngành Thủy sản, đây đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu to lớn.
    Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, kết hợp với sự tham mưu của Sở Kế hoạch đầu tư, ngành Thủy sản Nghệ An đã và đang được đầu tư lớn tạo đà cho sự phát triển vượt bậc trong những năm tới. Tuy nhiên, hiện trạng ngành Thủy sản đang gặp khó khăn như là quy mô sản xuất chưa lớn, tính đồng bộ sản xuất trong dây chuyền chưa có, chuyên mô hoá chưa cao, các nhà máy chế biến sản xuất sản phẩm có máy móc còn lạc hậu, chưa có sự đầu tư hiệu quả vì vậy sản phẩm làm ra chưa có sức cạnh tranh trên thị trường.
    Để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác đúng tiềm năng sẵn có, Thủy sản Nghệ An phải đầu tư cải cách sản xuất, phát triển đồng đều cả ba khâu đấnh bất, nuôi trồng, chế biến. Muốn vậy, đầu tiên phải có vốn để nâng cấp đổi mới công nghệ, hiện đại dụng cụ sản xuất.
    Trong mỗi quá trình vận động để tạo ra của cải, vật chất, con người là trung tâm của sự phát triển và tăng trưởng về chất cũng như về lượng, là tổng hòa quy định cũng như các mối quan hệ giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động của một phương thức sản xuất nào đó, nhưng như chúng ta biết muốn đi đến kết quả cuối cùng của một quá trình sản xuất thì trước hết phải có một đầu vào cho một quá trình sản xuất ấy đó là tư liệu đầu vào gồm con người, nguồn tài nguyên, công nghệ sản xuất và có lẽ sau nữa vẫn là tiền mà chúng ta nghiễm nhiên đưa chúng vào nguồn đầu tư mong lợi ích về sau.
    Thiếu việc làm, thiếu sản xuất, thiếu công cụ, dụng cụ, thiếu tri thức, thiếu tư liệu sản xuất thì sẽ dẫn tới một kết quả vô nghĩa và với kết quả đó hì về lâu về dài sẽ chắc chắn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân và dẫn tới nhân dân sẽ sống trong nghèo khổ gây nên một tình trạng thiếu đi văn minh, lịch sự. Qua đây sẽ nảy sinh các mầm mống tiêu cực, cực đoan, gây hậu quả khôn lường cho xã hội, phá hoại những giá trị cơ bản của nguồn gốc con người và làm xói mòn những quan hệ tót đẹp trong cộng đồng.
    Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách, nên qua thời gian thực tập ở sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An, với suy nghĩ của một sinh viên khoa Kinh tế Nông nghiệp và PTNT em có băn khoăn không nhỏ trong hướng đi của ngành Thủy sản Nghệ An sau những năm thay đổi cơ cấu, chuyển dịch hướng phát triển mà vẫn không tránh khỏi những hạn chế trước mắt cũng như lâu dài. Vậy nên "Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Thủy sản Nghệ An" là một trong các đề tài nghiên cứu không mới mẻ, nhưng để phần nào đó sẽ giúp cho em tháo gỡ, giải đáp những băn khoăn nói trên, cũng như đóng góp một phần kiến thức sau bốn năm tu dưỡng và rèn luyện tại trường Đại học KTQD Hà Nội vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nhà.
    Để hoàn thành đề tài em đã tập hợp các quan điểm tiếp cận hệ thống và tổng hợp, quan điểm động và lịch sử, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp dự báo, phương pháp cân đối liên ngành, hệ thống thông tin kinh tế, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích chi phí lợi ích kết hợp với các phương pháp ngiên cứu của nhiều bộ môn khao học liên quan. Sử dùng các giao trình kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, kinh tế đầu tư, Kinh tế Thủy sản cùng những tài liệu liên qua đến ngành Thủy sản Nghệ An.
    Em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Vũ Đình Thắng trực tiếp hướng dẫn, các cô chú trong phòng Nông nghiệp Sở KH&ĐT Nghệ An cung cấp tài liệu cùng các ý kiến đóng góp của bạn bè đã giúp em hoàn thành Chuyên đề này.
    Đề tài ngiên cứu gồm có các nội dung sau :
    Lòi nói đầu

    Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰ TIỄN HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NGHỆ AN.
    Chương II : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NGHỆ AN.
    Chương III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NGHỆ AN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...