Thạc Sĩ Những giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Bình Dư

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng
    từ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Bình Dương

    MỤC LỤC

    lỜI NÓI ĐẦU
    1. lÝ DO nghiên cứu
    2. Xác định vấn đề nghiên cứu
    3.Cau hoi va muc tieu nghien cuu
    4.Phuong phap nghien cuu
    5.Noi dung nghien cuu
    6.Y nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu

    CHƯƠNG 1 : THANH TOÁN QUÓC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

    NHỮNG KẾT QUẢ ðà ðẠT ðƯỢC CỦA LUẬN VĂN

    Luận văn “Giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương Bình Dương” đã nêu lên được yêu cầu cấp thiết của việc lựa chọn thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập quốc tế, xuất nhập khẩu không ngừng phát triển, rủi ro khó có thể lường trước được. Do vậy việc lựa chọn phương thức thanh toán này là hợp lý và phổ biến đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay. Còn đối với các ngân hàng, tín dụng chứng từ là dịch vụ ngân hàng quốc tế làm tăng thu phí dịch vụ, tạo điều kiện cho ngân hàng tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
    Luận văn đã nêu ra được những hạn chế chủ yếu trong quá trình thực hiện phương thức này tại chi nhánh NHCT Bình Dương. Từ cơ sở đó, luận văn đã đề ra một số giải pháp mang tính xác thực, hiệu quả và mang tính ứng dụng cao như xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, đẩy mạnh công tác marketing, hoàn thiện các quy định pháp lý có liên quan đến mở L/C, thanh toán L/C và chiết khấu bộ chứng từ theo L/C, xây dựng hạn mức phù hợp, tăng cường đào tạo, đãi ngộ nhân viên, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng các giải pháp này nếu được áp dụng đồng bộ sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc phát triển phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh NHCT Bình Dương.
    LỜI MỞ ðẦU


    Từ nửa cuối thế kỷ XX toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế mạnh mẽ. Thậm chí Hội nghị lần thứ 29 của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos (Thuỵ Sỹ) (28/1-2/2/1999) người ta khẳng định toàn cầu hoá không còn là xu thế nữa mà đã trở thành một thực tế.
    Xu thế này cuốn hút tất cả các nước từ giàu đến nghèo, từ nhỏ đến lớn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập là một yếu tố của phát triển. Nước nào không hội nhập thì không có cơ hội phát triển. Những nước hội nhập tốt, sâu rộng thì phát triển tốt.
    Việt Nam bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, phát triển kinh tế vì vậy chọn con đường hội nhập kinh tế quốc tế là quyết tâm của ðảng và Chính phủ đã được khẳng định trong các Nghị quyết ðại hội ðảng, Nghị Quyết trung ương, Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, chương trình hành động của Chính phủ. Cũng chính vì những lý do đó mà sau một thời gian dài tham gia đàm phán gia nhập WTO từ năm 1995, ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này, một sân chơi mới đã và đang mở ra trước mắt chúng ta.
    Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra thế và lực cho nền kinh tế nước ta trên trường quốc tế. Gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế tạo vị thế bình đẳng của nước ta với các nước trong tổ chức, từ đóng góp tiếng nói xây dựng luật chơi chung đến việc hưởng quyền lợi của một thành viên và các tranh chấp thương mại thì được xử lý theo nguyên tắc chung không bị phân biệt đối xử.
    Hội nhập kinh tế quốc tế còn góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Việt Nam có cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, các hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Mở rộng quan hệ thương mại với hơn 150 nước ở khắp các châu lục trên thế giới.
    Hoà với xu thế chung của cả nước, tỉnh Bình Dương là một tỉnh rất năng động trong việc tiếp cận những chủ trương mới của ðảng và Nhà nước. Toàn tỉnh có hơn

    2


    14 khu công nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 7 tỷ USD. Hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh các mặt hàng khác nhau, thu hút hàng ngàn công nhân trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng đáng kể, chủ yếu từ các khu công nghiệp - dịch vụ này.
    Hiện có khá nhiều ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn, từ các NHTM quốc doanh đến các NHTM cổ phần. Mỗi ngân hàng đều đã và đang nhắm đến các khách hàng trong những khu công nghiệp bằng việc cung cấp các dịch vụ truyền thống như cho vay, huy động tiền gửi, thanh toán trong nước và quốc tế mà chủ yếu là bằng phương thức tín dụng chứng từ. ðặc biệt hoạt động thanh toán quốc tế trong những năm gần đây phát triển khá nhanh, một phần bởi thanh toán qua thư tín dụng đảm bảo an toàn cho các đối tác, mặt khác ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, việc Tổng thống Mỹ G.Bush phê chuẩn cả gói các luật trong đó có luật về Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam hồi tháng 12 năm 2006. Tuy nằm trên một địa bàn năng động như vậy nhưng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng của Ngân hàng công thương Chi nhánh Bình Dương lại khá khiêm tốn cả về số lượng và giá trị so với các ngân hàng khác. ðứng trước yêu cầu bức thiết đòi hỏi phải đẩy mạnh hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời gian tới, cũng như góp phần vào việc thu hút thêm khách hàng, tạo nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh, việc đề ra “Những giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Bình Dương” là thật sự cần thiết và cấp bách. Thông qua những giải pháp đó, đề tài mong muốn đưa ra được những đề xuất có ích góp phần hoàn thiện chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế cả về số lượng và giá trị, tăng thêm nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng công thương nói chung.
    2. XÁC ðỊNH VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

    Tuy hoạt động thanh toán quốc tế không phải là quá mới mẽ đối với hệ thống NHTM của Việt Nam song hoạt động này chỉ thực sự phát triển mạnh kể từ sau ðại hội ðảng toàn quốc lần thứ VI (1986). ðất nước chuyển sang giai đoạn đổi mới,

    3


    chấm dứt thời kỳ tập trung bao cấp trước đây, thu hút ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Kéo theo đó là hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước không ngừng được phát triển, đòi hỏi hoạt động thanh toán quốc tế cũng không ngừng được hoàn thiện và phát triển thêm.
    Ngân hàng công thương Bình Dương được thành lập từ năm 1991, là một ngân hàng còn khá trẻ so với các NHTM quốc doanh khác trên địa bàn cả về bề dày kinh nghiệm và thực tiễn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Do vậy, tất yếu còn những hạn chế về mặt nghiệp vụ, đồng thời khả năng tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Bên cạnh đó, trình độ khách hàng trong việc thương thảo, ký kết các hợp đồng ngoại thương vẫn còn yếu, chưa lường hết những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động này. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết những yêu cầu vừa nêu trên để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT cả về số lượng và chất lượng, đem lại một nguồn thu dịch vụ có giá trị và tránh rủi ro cho chi nhánh.
    ðứng trước thực trạng đó, vấn đề nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Bình Dương nói riêng và hệ thống ngân hàng công thương nói chung.
    3. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    ðể đề ra được những giải pháp phù hợp với thực tế tại địa phương, đề tài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh, cụ thể qua những câu hỏi đặt ra như sau:
    ðâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu tại chi nhánh so với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn trong việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng? Nguyên nhân và những tồn tại?
    Khách hàng cần được tư vấn những gì trước khi tiến hành thương lượng ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài thanh toán bằng thư tín dụng?
    Giải pháp nào cho hai vấn đề nêu trên?

    4


    Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
    Hệ thống hoá những khái niệm cơ bản về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh tế hiện nay.
    Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Bình Dương, từ đó rút ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân của những tồn tại đó tại chi nhánh.
    ðề xuất những giải pháp khắc phục những tồn tại nêu trên, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng tại chi nhánh NHCT Bình Dương.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và phương pháp thống kê trên cơ sở số liệu qua các năm của chi nhánh, các số liệu thống kê, các báo cáo của ngân hàng Nhà nước, số liệu từ các tạp chí chuyên ngành ngân hàng, các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng để so sánh, đánh giá với các NHTM khác trên cùng địa bàn, đồng thời sử dụng những kiến thức đã học và các tài liệu về môn thanh toán quốc tế để dẫn dắt vấn đề từ những cơ sở lý thuyết đến hoạt động thực tế, từ đó rút ra những biện pháp khả thi phù hợp với tình hình tại chi nhánh.
    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Với mục đích tìm ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Bình Dương, luận văn đi từ những khái niệm cơ bản của hoạt động thanh toán quốc tế đến những tồn tại, khó khăn trong thực tế. Trên cơ sở đó, tìm ra những giải pháp phù hợp.Vì những lý do đó, bố cục của luận văn bắt đầu với Chương 1 là những lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ tại các NHTM. Chương 2 đề cập đến thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Bình

    5


    Dương và các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo phương thức thư tín dụng. Trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân mà chương 2 đã nêu ra, chương 3 là những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh NHCT Bình Dương.
    6. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Ngân hàng công thương Bình Dương có so sánh đánh giá với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Từ đó đi sâu phân tích bản chất những khía cạnh chưa đạt, tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Dựa vào thực trạng và những lý luận đã học, kết hợp với những kinh nghiệm thực tế bản thân và đồng nghiệp trong quá trình tham gia tác nghiệp, đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế, đảm bảo tuân thủ các quy tắc, thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật, mặt khác nâng cao dần tỷ trọng thu dịch vụ trên lợi nhuận hàng năm của chi nhánh.
    Với những ý nghĩa đó, đề tài nghiên cứu hướng đến việc ứng dụng rộng rãi không chỉ cho chi nhánh nói riêng mà còn có thể áp dụng được cho các chi nhánh khác nói chung nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng.
     
Đang tải...