Thạc Sĩ Những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tu

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1. Lý do chọn đề tàiHiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng, Nhà nước cũng như của các chính quyền địa phương là phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân. Muốn phát triển kinh tế và tạo việc làm thì phải huy động được vốn, phát triển hệ thống doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, giữ vai trò quyết định là vốn trong nước, trong đó nguồn vốn quan trọng là từ nhân dân.
    Làm thế nào thu hút được vốn đầu tư trong nước từ nhân dân để phát triển kinh tế và tạo việc làm là đề tài đã được nhiều người nghiên cứu. Nhiều chính sách của Nhà nước cũng đã được ban hành để giải quyết hai vấn đề trên, song kết quả còn nhiều hạn chế. Số vốn trong nước huy động được, số doanh nghiệp được thành lập, số việc làm đã được tạo ra tuy ngày càng nhiều nhưng vẫn bất cập so với khả năng tiềm tàng trong dân cư, so với yêu cầu phát triển của đất nước và nhu cầu việc làm ngày càng tăng của người lao động.
    Đối với tỉnh Kon Tum, một trong những vấn đề nổi cộm là số doanh nghiệp được thành lập còn ít so với dân số đô thị, số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng quy mô, tăng thêm vốn và lao động cũng chưa nhiều. Hiện nay, đại bộ phận các doanh nghiệp ở tỉnh Kon Tum là doanh nghiệp nhỏ và vừa, là loại hình doanh nghiệp được đánh giá là có quy mô tổ chức kinh doanh thích hợp, có nhiều ưu thế về tính năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường và là phương tiện rất hiệu quả trong việc huy động vốn đầu tư trong nước và tạo việc làm cho người dân. Việc khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết, phù hợp với điều kiện về vốn, về công nghệ và trình độ quản lý của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh trong nhiều năm qua còn chậm và chưa ổn định. Điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó khăn của bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng; mặt khác tỉnh cũng chưa có các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là chưa triển khai thực hiện tốt trên thực tế những chính sách, giải pháp đã đề ra.
    Để góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nhằm huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, tài nguyên, cần thiết phải làm rõ thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh và các biện pháp chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp này, qua đó đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ thành lập và phát triển có hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Kon Tum. Vì vậy, tôi chọn đề tài luận văn thạc sỹ với tiêu đề: "Những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum".
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được nghiên cứu từ lâu và đã được các chính phủ ứng dụng thành công trong việc phát triển kinh tế xã hội của nước mình. Ở Việt Nam, thời gian gần đây (trong thời kỳ đổi mới) vấn đề này mới được quan tâm đúng mức. Đã có những công trình nghiên cứu về mặt lý luận, về mặt tổng kết và cũng có những công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Bình Dương . Tuy nhiên trước tình hình phát triển mới của đất nước, trước sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế quản lý và chính sách phát triển, luôn đòi hỏi phải nghiên cứu cập nhật các vấn đề về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với Kon Tum, chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hóa lý luận các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của một địa phương.
    - Đánh giá đúng thực trạng và nêu ra được những hạn chế, những nguyên nhân cản trở việc thành lập và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
    - Luận chứng, đề xuất những giải pháp chủ yếu và kiến nghị với Trung ương, với tỉnh về cơ chế, chính sách chung và những biện pháp của tỉnh để có thể hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Kon Tum trong những năm tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các biện pháp chính sách của Nhà nước cấp tỉnh. Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và những khó khăn, vướng mắc của nó trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian, khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Kon Tum.
    + Về thời gian, nghiên cứu các số liệu, văn bản hỗ trợ thành lập và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian 5 năm (2001-2005)
    + Đề xuất các giải pháp chính nhằm thúc đẩy việc ra đời và phát triển nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút mạnh vốn đầu tư trong nước và tạo ra nhiều việc làm cho người dân của tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2010.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận: Trước hết, tiến hành tham khảo các giáo trình, tài liệu, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để làm cơ sở lý luận và rút ra các kinh nghiệm cần thiết. Tiếp đến, sẽ nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cấp Trung ương, cấp tỉnh thông qua các văn kiện, văn bản pháp luật, tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm củng cố các tiền đề, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.
    - Các phương pháp cụ thể: Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê. Trong đó, đặc biệt sử dụng nhiều các phương pháp thống kê: sẽ sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề, phát hiện các mối quan hệ có tính quy luật của quá trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa .
    6. Đóng góp của đề tài
    Các vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hệ thống, đánh giá, phân tích chi tiết lần đầu tiên trên địa bàn Tỉnh Kon Tum, đưa ra dự báo một cách khoa học, giúp cho địa phương điều hành có hiệu quả trong việc ban hành, thực hiện các biện pháp hỗ trợ thành lập và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương, 9 tiết.
    Chương 1: Doanh nghiệp nhỏ và vừa - sự cần thiết hỗ trợ của Nhà nước đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua.
    Chương 3: Những giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.

    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - SỰ CẦN THIẾT HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5
    1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5
    1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa 5
    1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 8
    1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa (những ưu thế và hạn chế) 13
    1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC . 16
    1.2.1. Sự cần thiết phải hỗ trợ 16
    1.2.2. Vai trò và nội dung chính sách hỗ trợ hiện hành của Nhà nước Việt Nam đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 16
    1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 22
    1.3.1. Kinh nghiệm của nước ngoài 22
    1.3.2. Kinh nghiệm của các địa phương 33
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 36
    Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN QUA 38
    2.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM 38
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 38
    2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 43
    2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 44
    2.2.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kon Tum . 44
    2.2.1.1. Về số lượng và qui mô doanh nghiệp trên địa bàn 44
    2.2.1.2. Về cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 46
    2.2.1.3. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 48
    2.2.1.4. Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa 52
    2.2.1.5. Một số chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin 54
    2.2.1.6. Về lao động và thu nhập 55
    2.2.1.7. Về nguồn lực đất đai 57
    2.2.2. Những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn 57
    2.3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN QUA 59
    2.3.1. Về tổ chức 59
    2.3.2. Về cơ chế chính sách thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 61
    2.3.3. Kết quả hoạt động của bộ máy quản lý và các chương trình 64
    2.3.4. Những hạn chế, tồn tại của quá trình tổ chức chủ thực hiện 67
    2.3.5. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 70
    Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN TỚI 72
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2010 72
    3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum . 72
    3.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Kon Tum 75
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở KON TUM TRONG THỜI GIAN TỚI 76
    3.2.1. Nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và trong nhân dân về vai trò và sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn 76
    3.2.2.Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở trên địa bàn 78
    3.2.3. Thúc đẩy quy trình chính thức hoá (chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp). 87
    3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 90
    3.2.4.1. Các giải pháp về vốn 90
    3.2.4.2. Các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đổi mới công nghệ 92
    3.2.4.3. Các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thực hiện liên kết để tăng sức mạnh. 94
    3.2.4.4. Các giải pháp về đất đai, mặt bằng 95
    3.2.4.5. Các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm . 96
    3.2.4.6. Các giải pháp về đào tạo, tư vấn 96
    3.3. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA 97
    3.3.1. Chính sách của Trung ương phải hệ thống, triệt để và được triển khai đến địa phương 97
    3.3.2. Duy trì sự ổn định về- chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn 98
    3.3.3. Củng cố cơ quan quản lý nhà nước và đại diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa 99
    3.3.4. Những kiến nghị, đề xuất 99
    3.3.4.1. Kiến nghị Chính phủ và các cơ quan Trung ương 99
    3.3.4.2. Kiến nghị với tỉnh 101
    KẾT LUẬN . 102
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104
     
Đang tải...