Thạc Sĩ Những giải pháp giúp phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn Daewoo

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Những giải pháp giúp phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn Daewoo

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Những giải pháp giúp phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn DaewooA. LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam trở thành viên của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) là cơ hội cho các ngành kinh tế của đất nước phát triển, trong đó có ngành du lịch cũng phát triển. Trong mấy năm gần đây, Việt Nam được biết đến là đất nước của sự thân thiện, hiếu khách. Đặc biệt là cuối năm 2006, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC (hội nghị thượng đỉnh các nước Châu Á Thái Bình Dương) và Việt Nam được bình chọn là quốc gia của năm 2006. Năm 2007, chính phủ đã dành 4.7 tỷ VND để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN. Từ đó Việt Nam được nhiều khách du lịch quốc tế biết đến. Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo ra trên đất nước Việt Nam nhiều anh hùng và danh nhân cùng hàng ngàn di tích lịch sử và di sản thiên nhiên. Trong đó, Việt Nam có 7 di sản được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Với những điều kiện thuận lợi đó, trong năm 2007, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 4.3 triệu lượt khách tăng 17.5 % so với năm 2006 và đây là tốc độ tăng trưởng khá cao về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nhiều năm vừa qua. Với tốc độ tăng trưởng nhanh của khách du lịch nó đòi hỏi lượng cơ sở lưu trú lớn đặc biệt là các khách sạn cao cấp. Đi du lịch, ngoài việc tiêu dùng dịch vụ lưu trú thì khách du lịch còn sử dụng dịch vụ ăn uống. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu ăn uống của khách du lịch đòi hỏi ngành kinh doanh ăn uống phát triển hơn.
    Sau một thời gian tìm hiểu các khách sạn trên địa bàn Hà Nội em đã nộp hồ sơ xin thực tập tại khách sạn Hà Nội Daewoo. Sau khi phỏng vấn em đã được nhận vào khách sạn thực tập. Ở khách sạn Daewoo em được phân công thực tập tại bộ phận Banquet (bộ phận tiệc) – một bộ phận nhỏ trong bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn. Trong suốt giai đoạn thực tập, em không được chuyển sang bộ phận khác. Trong thời gian thực tập ở đây, em đã thu nhận được nhiều kiến thức về kinh doanh ăn uống, kết hợp với những kiến thức học trong trường em đã quyết định chọn đề tài: “ Những giải pháp giúp phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn Daewoo”.
    Mục đích đầu tiên khi nghiên cứu đề tài này là làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh ăn uống. Trên cơ sở tìm hiểu về bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn Daewoo để phân tích thực trạng kinh doanh ăn uống của khách sạn Daewoo trong thời gian vừa qua. Từ đó chỉ ra những khó khăn và tồn tại của nó. Từ việc phân tích thực trạng để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường phát triển kinh doanh ăn uống ở khách sạn Daewoo trong thời gian tới.
    Để đạt được những mục tiêu trên em sẽ nghiên cứu về bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn Daewoo. Từ việc nghiên cứu về bộ phận kinh doanh ăn uống để chỉ ra các thực trạng còn tồn tại của bộ phận này. Qua đó, phân tích các giải pháp để phát triển kinh doanh ăn uống cho khách sạn. Và đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn Daewoo.
    Để hoàn thành bài viết này, em đã nhận được sự giúp đỡ của cô Hoàng Thị Lan Hương. Em chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập vừa qua và giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập.


    A. Lời mở đầu 1
    B. Nội dung 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    1.1. Khái niệm về khách sạn 3
    1.1.1. Khái niệm .3
    1.1.2. Phân loại khách sạn 4
    1.1.2.1. Theo vị trí địa lý 5
    1.1.2.2. Theo mức cung cấp dịch vụ 5
    1.1.2.3. Theo hình thức sở hữu và quản lý 5
    1.2. Khái niệm về khách của khách sạn và khách sử dụng dịch vụ ăn uống của khách sạn .6
    1.2.1. Khách của khách sạn .6
    1.2.1.1. Căn cứ vào tính chất tiêu dùng và nguồn gốc của khách .7
    1.2.1.2. Căn cứ vào mục đích (động cơ) chuyến đi của khách 7
    1.2.1.3. Căn cứ vào hình thức tổ chức tiêu dùng của khách 7
    1.2.2. Khách sử dụng dịch vụ ăn uống của khách sạn .8
    1.2.2.1. Căn cứ vào việc tiêu dùng sản phẩm của khách sạn .8
    1.2.2.2. Căn cứ vào nguồn gốc khách .8
    1.3. Kinh doanh khách sạn 9
    1.3.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn .9
    1.3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn .10
    1.4. Kinh doanh ăn uống trong khách sạn .10
    1.4.1. Khái niệm kinh doanh ăn uống trong khách sạn 12
    1.4.2. Nội dung của kinh doanh ăn uống du lịch .13
    1.4.3. Đặc điểm kinh doanh ăn uống trong khách sạn 14
    1.4.4. Tổ chức bộ phận kinh doanh ăn uống trong khách sạn 15
    1.4.5. Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn .17
    1.5. Phát triển kinh doanh ăn uống của khách sạn .25
    1.6. Các giải pháp phát triển kinh doanh ăn uống 27
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH ĂN UỐNG Ở KHÁCH SẠN DAEWOO .29
    2.1. Khái quát về khách sạn Daewoo .29
    2.1.1. Thông tin chung về khách sạn Daewoo .29
    2.1.1.1. Vị trí .29
    2.1.1.2. Lịch sử hình thành và các sản phẩm của nó .30
    2.1.2. Tổ chức hoạt động của khách sạn 33
    2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 33
    2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận .33
    2.1.3. Điều kiện kinh doanh .38
    2.1.3.1. Lao động trong khách sạn Daewoo .38
    2.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 40
    2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 42.
    2.2. Bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn Daewoo 52
    2.2.1. Tổng quan về bộ phận kinh doanh ăn uống .52
    2.2.2. Nguồn nhân lực của bộ phận kinh doanh ăn uống .59
    2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận kinh doanh ăn uống .62
    .2.2.4. Kết quả kinh doanh của bộ phận ăn uống 66
    2.2.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bộ phận kinh doanh ăn uống tại khách sạn Daewoo .71
    Chương III. Các giải pháp phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn Daewoo 77
    3.1. Các giải pháp mà khách sạn Daewoo đã áp dụng để phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn .77
    3.2. Các giải pháp và kiến nghị của bản thân 79
    3.2.1. Vấn đề nhân lực 79
    3.2.2. Cơ cấu nhà hàng của bộ phận kinh doanh ăn uống 80
    C. Kết luận 83
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84



    DANH MỤC BẲNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

    Bảng 2.1: Thống kê khách du lịch theo quốc tịch .47
    Bảng 2.2: Tỷ trọng khách của khách sạn Daewoo qua các năm 48
    Bảng 2.3: Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi năm 2007 48
    Bảng 2.4: Doanh thu của từng bộ phận trong kinh doanh khách sạn .48
    Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn .51
    Bảng 2.6: Kích thước và sức chứa của các phòng họp 59
    Bảng 2.7: Cơ cấu lao động trong bộ phận kinh doanh ăn uống năm 2007 60
    Bảng 2.8: Số lượng khách của từng nhà hàng, quầy bar năm 2007 67
    Bảng 2.9: Báo cáo kết quả kinh doanh của bộ phận kinh doanh ăn uống 68
    Bảng 2.10: Cơ cấu doanh thu của bộ phận kinh doanh ăn uống năm 2007 69
    Bảng 2.11: Quy mô của bộ phận kinh doanh ăn uống tại 2 khách sạn .72
    Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu của từng bộ phận trong năm 2007 49
    Biểu đồ 2.2: Doanh thu từng bộ phận của khách sạn Daewoo 50
    Biểu đồ 2.3: Cơ cấu khách của bộ phận kinh doanh ăn uống .66
    Sơ đồ 1.1: tổ chức của bộ phận kinh doanh ăn uống 16
    Sơ đồ 1.2. quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống .18
    Sơ đồ 1.3 : Quy trình phục vụ ăn uống trực tiếp tại nhà hàng 24
    Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức của khách sạn Daewoo .34
    Sơ đồ 2.2 : cơ cấu tổ chức của bộ phận kinh doanh ăn uống 54
     
Đang tải...