Thạc Sĩ Những giải pháp giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp Hà Nội trong quá trình hội nhập ki

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu và hội nhập quốc tế, các
    doanh nghiệp ngày càng có một vị trí to lớn trong sự nghiệp phát triển của mọi
    quốc gia. Sự thành bại của các doanh nghiệp góp phần tác động nhất định đến
    sự thành bại của nhà nước, do đó nếu doanh nghiệp gặp rủi ro sẽ đem đến các
    rủi ro chung cho nền kinh tế. Rủi ro là điều khó tránh khỏi nhưng lại cần phải
    hạn chế khắc phục. Đề tài: "Những giải pháp giảm thiểu rủi ro kinh doanh
    cho các doanh nghiệp Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế"
    thực sự trở nên cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn. Đề tài hy vọng sẽ
    góp phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề khó khăn đặt ra nói trên.
    a. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
    Đối với các nước TBCN rủi ro là tai họa của bản thân mỗi doanh nghiệp,
    việc nghiên cứu rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro chủ yếu do các
    doanh nghiệp tự nhận thức và tự đối phó là chủ yếu. ở quy mô xã hội việc
    nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa rủi ro do đó chưa được chú ý thỏa đáng.
    Chỉ từ những năm 70 của thế kỷ XX khi rủi ro đã trở thành hiện tượng phổ
    biến có nguy cơ hệ thống thì việc nghiên cứu mới được các chính phủ và các
    doanh nghiệp cùng quan tâm và đang trên đà phát triển.
    Đối với Châu Âu vấn đề nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
    trong kinh doanh đã được đặt ra đầu tiên trong ngành hàng hải những năm 70
    của thế kỷ XX tương ứng với hàng loạt hiểm họa của các doanh nghiệp vận tải
    biển. Điển hình là các hợp đồng bảo hiểm của hãng LLoyd's đã đưa ra một số
    nguyên tắc bảo hiểm và một số khái niệm về dịch vụ bảo hiểm trong hoạt
    động kinh doanh bảo hiểm của mình mà ngày nay những khởi xướng đó về
    bảo hiểm rủi ro vẫn còn giá trị. Rất nhiều hãng bảo hiểm mới thuộc rất nhiều
    lĩnh vực và ngành nghề đã nở rộ trong những năm gần đây. Các công trình ấn
    phẩm cũng được nhiều nước công bố, nhưng chủ yếu đi vào từng lĩnh vực
    chuyên doanh hẹp của các ngành bảo hiểm (tài chính, ngân hàng, nhân thọ, cá
    nhân v.v )
    ở Việt Nam, quản lý rủi ro chỉ mới đặt ra trong khoảng hai chục năm lại
    đây mà hoạt động nổi bật cũng chỉ là các công ty kinh doanh bảo hiểm. Việc
    đưa quản lý rủi ro vào thành một chức năng trong quản lý kinh doanh của
    doanh nghiệp còn rất hạn chế, nếu có cũng chỉ ở mức xử lý những rủi ro đã
    xảy ra là chính, còn việc nghiên cứu lý luận và đề ra các giải pháp mang tính
    nguyên tắc hầu như chưa được xem xét. Các tư liệu (sách vở, giáo trình,
    chuyên khảo) còn quá ít và cũng chưa có tính hệ thống.
    b. Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu.
    Từ sau Đại hội VI của Đảng, tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hà Nội
    đã đạt tốc độ khá cao và liên tục, đời sống nhân dân không ngừng được cải
    thiện. Đạt được thành tích như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó có
    nguyên nhân là: Thành phố đã chủ động, năng động và vận dụng sáng tạo các
    quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước để đề ra những chủ trương sát
    đúng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của thành phố trong từng giai đoạn cụ
    thể; do những chuyển biến trong tư duy kinh tế và sự cố gắng của mọi cấp,
    ngành của thành phố.
    Trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp trên địa bàn
    Hà Nội mặc dù đã tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, song
    còn phải đối mặt với những nguy cơ có thể gây ra rủi ro như pháp luật, thị
    trường, năng lực quản lý làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu
    quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp, thậm chí nó còn có thể dẫn đến sự
    phá sản. Nhưng các tri thức về rủi ro và quản lý rủi ro còn là một mảng trống
    lớn, đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp, những người trực tiếp đối đầu
    với các rủi ro thì lại càng hạn chế. Trong nước cho đến nay chưa có một tài
    liệu chuyên sâu có tính hệ thống nào về rủi ro và quản lý rủi ro dành cho các
    doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Do đó việc nghiên cứu đề tài đặt ra là hết
    sức bức thiết cả về lý luận cũng như thực tế.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh
    doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
    - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro
    trong kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong quá trình
    hội nhập kinh tế quốc tế của giai đoạn tới (2006 - 2010).
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Làm rõ cơ sở khoa học của khái niệm rủi ro và quản lý rủi ro của các
    doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi
    ro của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất các kiến nghị
    với nhà nước, với thành phố và bản thân doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro
    cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tới (2006 - 2010).
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu rủi ro và vấn đề quản lý rủi ro của
    các doanh nghiệp Hà Nội từ sau giai đoạn đổi mới 1990 đến nay và tìm kiếm
    các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà
    Nội trong giai đoạn tới (2006 - 2010).
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như: duy vật biện
    chứng, duy vật lịch sử, tư duy lôgic, phỏng vấn, điều tra chọn mẫu, thống kê
    phân tích, lý thuyết hệ thống v.v để nghiên cứu.
    6. Những đóng góp của đề tài
    - Hệ thống hóa và phát triển lý luận về rủi ro trong các doanh nghiệp trên
    địa bàn Hà Nội.
    - Chứng minh rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp là vấn đề tồn
    tại khách quan, nhưng có thể nhận thức và tác động để làm giảm thiểu tới mức
    có thể.
    - Nêu một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp giảm thiểu rủi ro cho
    các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hội nhập sắp tới
    (2006 - 2010).
    7. Bố cục của đề tài
    Tên đề tài: "Những giải pháp giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho các
    doanh nghiệp Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế".
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo đề
    tài được kết cấu bởi 3 phần:

    Phần 1: Tổng quan lý luận về rủi ro của các doanh nghiệp trong quá
    trình hội nhập kinh tế quốc tế.

    Phần 2: Thực trạng rủi ro của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
    trong thời gian vừa qua.

    Phần 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro cho các doanh
    nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tới (2006 - 2010).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...