Thạc Sĩ Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/10/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu


    Trong xu thế toàn cầu, cùng với việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đầu tư ra nước ngoài là phương thức không thể thiếu được ở một quốc gia thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực chất là việc chuyển các nguồn lực có lợi thế so sánh hoặc sản xuất dư thừa ở trong nước như vốn, lao động, công nghệ . ra bên ngoài để tạo thế cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, tìm nguồn tài nguyên thay thế, hạn chế ô nhiễm môi trường ở trong nước và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm thu được lợi ích cao nhất trong kinh tế.
    Đầu tư ra nước ngoài đối với Việt Nam là một hướng đi mới, mang tính hấp dẫn cao. Mặc dù có không ít rủi ro, nhưng đó là một tiềm năng to lớn trong việc giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng vị thế của doanh nghiệp nói riêng và hình ảnh của Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
    Có thể nói đầu tư ra nước ngoài là cơ hội đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hay quốc gia. Nhưng để biến cơ hội thành thực tiễn hành động là một con đường rất dài, đòi hỏi một thế và lực tương xứng để có thể đi hết con đường. Vậy thế và lực của Việt Nam hiện nay là như thế nào? Việt Nam cần phải làm gì trong giai đoạn hiện nay và sắp tới để nâng cao thế lực cho mình, để có thể nắm bắt và biến cơ hội thành hành động hiệu quả?

    Với suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ”.
    Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
    Đề tài được chia làm 3 chương, chương 1 với dung lượng 20 trang, chương 2 với dung lượng 27 trang và chương 3 với dung lượng 23 trang. Ngoài ra còn có mở đầu, kết luận và phụ lục. Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt đề tài, đồng thời quá trình thực hiện luận văn còn sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp
    Vì nhiều lý do khách quan khác nhau - trong đó có hạn chế về tìm kiếm nguồn thông tin - do vậy, luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn quan tâm.

    1.1 LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

    1.1.1 Khái niệm


    Hoạt động đầu tư trên thế giới ngày càng phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loại hình đầu tư khác nhau. Bên cạnh hoạt động đầu tư từ nguồn lực trong nước, hoạt động đầu tư phát sinh từ một chủ đầu tư nằm bên ngoài phạm vi quốc gia được đầu tư ngày càng trở nên một động lực to lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn gắn liền với sự phát triển địa bàn hoạt động của các công ty đa quốc gia.

    Các công ty đa quốc gia có những ưu thế riêng mà các đối thủ địa phương không có. Các ưu thế này tập trung ở các phương pháp quản lý và công nghệ tiên tiến. Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài đẩy mạnh sự phổ biến quốc tế các công nghệ mới và tài sản vô hình, đồng thời làm tăng hiệu quả công tác quản lý hay tổ chức sản xuất. Mặt khác, khi nắm giữ chặt chẽ những ưu thế trên, các công ty đa quốc gia sẽ tác động lên các yếu tố thiên phú riêng của các quốc gia, nhờ đó làm tăng thu nhập từ mậu dịch. Cuối cùng, đầu tư nước ngoài trực tiếp ở nhiều quốc gia sẽ kích thích cạnh tranh giữa các công ty.
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư.

    1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp số vốn tối thiểu, tuỳ qui định luật đầu tư từng nước. Các chủ đầu tư có thể bỏ vốn 100% hoặc liên doanh để thành lập doanh nghiệp.
    Quyền điều hành quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn, nếu đóng góp 100% vốn thì xí nghiệp hoàn toàn do chủ nước ngoài điều hành.
    Lợi nhuận của chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Lời và lỗ được chia theo tỷ lệ góp vốn pháp định sau khi đã nộp thuế lợi tức cho nước chủ nhà.

    1.1.3 Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài

    1.1.3.1 Đối với chủ đầu tư nước ngoài


    Cho phép chủ đầu tư nước ngoài ở mức độ nhất định (phụ thuộc vào mức độ góp vốn) tham dự vào điều hành quá trình kinh doanh của xí nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và kịp thời đưa ra những quyết định có lợi nhất cho vốn đầu tư mà họ bỏ ra. Nếu môi trường đầu tư ổn định các chủ đầu tư thường thích bỏ 100% vốn đầu tư.
    Giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài dễ chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu của nước chủ nhà.
    Lợi dụng cơ chế quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư ở các nước khác nhau, mà các nhà đầu tư mở các công ty con ở các nước khác nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
    Giúp chủ đầu tư khai thác lợi thế của các quốc gia khác: thị trường, vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, đất đai . nhằm giảm chi phí kinh doanh để tăng lợi nhuận.
    Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch vì thông qua đầu tư trực tiếp tạo được các xí nghiệp nằm ngay tại các nước thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch.

    1.1.3.2 Đối với nước chủ nhà tiếp nhận đầu tư trực tiếp

    Giúp tăng cường khai thác vốn của từng chủ đầu tư nước ngoài. Đa số các nước đều không qui định mức đóng góp tối đa của mỗi chủ đầu tư, thậm chí đóng góp vốn càng nhiều thì càng được hưởng những chính sách thuế ưu đãi của nước chủ nhà.
    Giúp tiếp thu được công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các chủ đầu tư nước ngoài.
    Nhờ có vốn đầu tư nước ngoài cho phép chủ nhà có điều kiện khai thác tốt nhất những lợi thế của mình về tài nguyên, vị trí, mặt đất, mặt nước .
    Đẩy nhanh tiến trình hội nhập của quốc gia với nền kinh tế thế giới vì đầu tư trực tiếp là nhân tố tác động mạnh mẽ đến tiến trình hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường đầu tư.
    Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ làm cho tính hiệu quả của sự phát triển kinh tế được nâng lên.
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao mức sống của nước trực tiếp nhận đầu tư thông qua giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tạo đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề.

    1.1.4 Hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Chủ đầu tư nước ngoài dễ mất vốn nếu đầu tư vào môi trương bất ổn định về kinh tế và chính trị.
    Nước chủ nhà không có một qui hoạch đầu tư cụ thể và khoa học dẫn tới sự đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột quá mức và nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay ở các nước phát triển thực hiện sự kiểm soát gắt gao những dự án gây ô nhiễm môi trường, nên xu thế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chuyển giao những công nghệ độc hại sang các nước kém phát triển.
    Hoạt động FDI cũng tạo ra điều kiện để dẫn tới sự phân hoá sự giàu nghèo, sự di dân ồ ạt ra các trung tâm đô thị lớn gây ra sự xáo trộn xã hội, bất bình đẳng gia tăng, cụ thể bất bình đẳng giữa các vùng kinh tế, các ngành kinh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...