Thạc Sĩ Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 19/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu


    Trong xu thế toàn cầu, cùng với việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đầu tư ra nước ngoài là phương thức không thể thiếu được ở một quốc gia thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực chất là việc chuyển các nguồn lực có lợi thế so sánh hoặc sản xuất dư thừa ở trong nước như vốn, lao động, công nghệ . ra bên ngoài để tạo thế cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, tìm nguồn tài nguyên thay thế, hạn chế ô nhiễm môi trường ở trong nước và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm thu được lợi ích cao nhất trong kinh tế.

    Đầu tư ra nước ngoài đối với Việt Nam là một hướng đi mới, mang tính hấp dẫn cao. Mặc dù có không ít rủi ro, nhưng đó là một tiềm năng to lớn trong việc giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng vị thế của doanh nghiệp nói riêng và hình ảnh của Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.

    Có thể nói đầu tư ra nước ngoài là cơ hội đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hay quốc gia. Nhưng để biến cơ hội thành thực tiễn hành động là một con đường rất dài, đòi hỏi một thế và lực tương xứng để có thể đi hết con đường. Vậy thế và lực của Việt Nam hiện nay là như thế nào? Việt Nam cần phải làm gì trong giai đoạn hiện nay và sắp tới để nâng cao thế lực cho mình, để có thể nắm bắt và biến cơ hội thành hành động hiệu quả? Với suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ”.

    Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Đề tài được chia làm 3 chương, chương 1 với dung lượng 20 trang, chương 2 với dung lượng 27 trang và chương 3 với dung lượng 23 trang. Ngoài ra còn có mở đầu, kết luận và phụ lục. Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt đề tài, đồng thời quá trình thực hiện luận văn còn sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp

    Vì nhiều lý do khách quan khác nhau - trong đó có hạn chế về tìm kiếm nguồn thông tin - do vậy, luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn quan tâm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...