Luận Văn Những Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2001-2

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài: Những Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng VN trong giai đoạn 2001-2010

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu 3
    Phần I: Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh nói chung và của xi măng nói riêng .5
    I. Khái niệm và các yếu tố tác động tới khả năng cạnh tranh .5
    1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh 5
    2. Các yếu tố tác động tới khả năng cạnh tranh nói chung và của
    xi măng nói riêng .6
    II. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành xi măng 11
    1. Công nghiệp sản xuất xi măng là ngành sản xuất nguyên vật liệu 11
    2. Sản xuất xi măng là ngành đòi hỏi công nghệ cao, hiện đại .11
    3. Sản xuất xi măng là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn .12
    4. Sản xuất xi măng là ngành đòi hỏi khối lượng nguyên liệu thô lớn .12
    5. Sản phẩm xi măng có nhiều loại và được tiêu thụ chủ yếu
    vào mùa xây dựng .13
    III. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh
    của xi măng Việt Nam 16
    1. Nhằm phân bổ hiệu quả nguồn lực khan hiếm 16
    2. Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường 17
    3. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu cấp bách 18
    4. Thị trường xi măng trong khu vực ASEAN trong những năm tới
    sẽ dư thừa một khối lượng lớn 19

    Phần II: Đánh giá thực trạng về ngành xi măng và khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam 22
    I. Tình hình thị trường xi măng 22
    1. Thị trường trong nước 22
    2. Thị trường ngoài nước 25
    II. Chính sách và các quy định áp dụng cho ngành công nghiệp xi
    măng Việt Nam 26
    1. Chính sách thương mại .27
    2. Chính sách giá 29
    3. Chính sách thuế 31
    III. Đáng giá khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam 31
    1. Đánh giá các yếu tố tác động tới khả năng cạnh tranh của
    ngành xi măng Việt Nam .31
    2. Xác định tính cạnh tranh của xi măng Việt Nam .40
    IV.Nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh của xi măng Việt
    Nam thấp hơn một số nước trong khu vực 55

    Phần III: những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 56
    I. Những cơ hội và thách thức đối với sản xuất xi măng
    trong thời gian tới . .56
    1. Cơ hội đối với sản suất xi măng trong thời gian tới 56
    2. Thách thức đối với sản suất xi măng trong thời gian tới .57
    II. Quan điểm và định hướng phát triển của ngành công nghiệp
    xi măng giai đoạn 2001 - 2010 58
    1. Quan điểm phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt nam
    giai đoạn 2001- 2010 . 58
    2. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt nam
    giai đoạn 2001- 2010 .61
    III. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng canh tranh
    của xi măng Việt nam giai đoạn 2001- 2010 .62
    1. Giải pháp về tài nguyên 62
    2. Giải pháp về huy động vốn .63
    3. Giải pháp về đổi mới công nghệ sản xuất xi măng .65
    4. Giải pháp về đào tạo cán bộ công nhân 68
    5. Giải pháp về đầu tư đồng bộ phương tiện vận tải nội địa
    và hàng hải .70
    6. Giải pháp về phát triển năng lực chế tạo vật tư, thiết bị, phụ tùng 72
    7. Giải pháp về hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp 73
    8. Giải pháp về chính sách của Nhà nước .75

    Kết luận . 79
    Tài liệu tham khảo 80


    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Yêu cầu này đặt ra không chỉ đối với khu vực công nghiệp tham gia vào thị trường thế giới, mà ngay cả khu vực chỉ sản xuất hàng hoá cho thị trường nội địa, vì tính chất giao lưu hàng hoá không còn giới hạn ở phạm vi ngoài biên giới. Đối với ngành công nghiệp xi măng, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn vì nước ta có đủ điều kiện về nguyên, nhiên liệu, điện năng, lao động . để phát triển. Xi măng là vật liệu cơ bản được sử dụng rộng rãi với khối lượng lớn trong xây dựng để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước và cải thiện đời sống của nhân dân. Đây là ngành công nghiệp có hiệu quả đầu tư cao, đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm khoảng 8-10 triệu USD của mỗi triệu tấn xi măng.
    Mặt hàng xi măng là một trong những mặt hàng thuộc "Danh mục loại trừ tạm thời" theo lịch trình giảm thuế đối với các mặt hàng thuộc chương trình AFTA. Theo lịch trình giảm thuế thì thuế nhập khẩu xi măng sẽ bắt đầu giảm từ năm 2003 đến 2006 từ thuế suất 15% xuống còn 5%. Trong tương lai, lịch trình này sẽ thực hiện sớm hơn. Thực hiện lịch trình AFTA tuy xi măng Việt Nam có thế mạnh về tâm lý người tiêu dùng trong nước, về đường vận tải ngắn, về chi phí nhân công thấp, nhưng chất lượng lại không ổn định, giá thành cao, kinh nghiệm tiếp thị ít, hệ thống tổ chức và tiêu thụ mỏng manh. Bởi vậy, để chuẩn bị các điều kiện thực hiện lịch trình AFTA được thuận lợi, đòi hỏi phải nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam.
    Trong thời gian thực tập tại Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên cơ sở tìm hiểu chung về ngành công nghiệp xi măng hiện tại, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : " Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2010 " làm luận văn tốt nghiệp.
    Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các cán bộ trong Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Vũ Cương. Nội dung đề tài gồm 3 phần chính sau:
    Phần I : Cơ sở lý luận về cạnh tranh nói chung và của xi măng nói riêng.
    Phần II : Đánh giá thực trạng về ngành xi măng
    và khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam.
    Phần III : Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng
    cạnh tranh của xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010.
    Do thời gian thực tập có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, chắc chắn bài viết này sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp phê bình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế phát triển - Trường đại học Kinh tế quốc dân, các cán bộ trong Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    Qua đây cho tôi được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Th.S Vũ Cương, chuyên viên Nguyễn Hoàng Thông cùng tất cả các cán bộ trong Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
    Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
     
Đang tải...