Chuyên Đề Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triền kinh tế đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả nhanh và có tính bền vững cao. Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia đều được lấy kinh tế làm thước đo tiêu chuẩn “dân giầu nước mạnh xã hội phồn vinh”. Trong cơ cấu nền kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thế giới. Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm và “nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược phát triển kinh tế và thực hiện đồng bộ hàng loạt những vấn đề liên quan đến nông nghiệp” (1). Việt Nam là một nước nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2000 “trong GDP tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm 24,3%” (2), chiếm đến 80% dân số sống ở nông thôn và có khoảng trên 70% dân số sống, lao động làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nên đây là một vấn đề đang được, các ngành các cấp quan tâm, coi đó là một giải pháp quan trọng, cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại hoá nông thôn. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, sản xuất chủ yếu vẫn là tập trung vào trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp vẫn còn chưa được chú trọng. Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của kinh tế nông nghiệp đòi hỏi cấp bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một yêu cầu quan trọng và có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

    Cùng với sự đổi mới của cả nước, nền kinh tế của huyện Quản Bạ trong những năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung cơ bản nền kinh tế của huyện còn mang nặng một nền sản xuất thuần nông, mang tính chất cá thể nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Theo số liệu nguồn niên giám thống kê huyện quan ba năm 2005, trong lĩnh vực ngành nông nghiệp: ngành trồng trọt chiếm 66,02%; ngành chăn nuôi chiếm 33,22%. Trong nội bộ ngành trồng trọt: tỷ trọng cây lương thực còn chiếm tới 57,4 %; cây công nghiệp ngắn ngày (đậu, lạc) chiếm 15,75%, cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày (chè, thảo quả,hồng . ) chiếm 15,70%. Để khai thác một cách triệt để các lợi thế của huyện, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh và nguyên liệu phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên địa bàn huyện thì chuyển dịch nền cơ cấu KTNN là một vấn đề quan trọng mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên nhằm giúp kinh tế nông nghiệp huyện nhà tìm ra những giải pháp, bước đi trong những năm tới đạt hiệu quả cao nhất. Em đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:



    " Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang".

    Đây là một vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học và giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta nói chung và ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang nói riêng.

    Mục đích nghiên cứu đề tài là:

    Trên cơ sở nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phân tích đánh giá về thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, rút ra những mặt đã đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Từ đó đưa ra những quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ trong những năm tới. Nội dung chuyển dịch cơ cấu KTNN nông thôn rất đa dạng, nhưng xuất phát từ tình hình cụ thể của huyện Quan Bạ và nguồn tài liệu để nghiên cứu tham khảo. Vì vậy nhiệm vụ, phạm vi đề tài, từ những căn cứ lý luận thực tiễn, tập trung nghiên cứu các nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong 5 năm (2000-2005) để có phương hướng và những giải pháp chuyển dịch cơ cấu và phát triển KTNN của huyện Quản Bạ trong giai đoạn (2006-2010). Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phân tích hệ thống; thống kê kinh tế; tổng hợp, kế thừa những kết quả đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chuyên đề ở các cơ quan Trung ương và địa phương.

    Với những kiến thức được trang bị, được sự giúp đỡ của PGS.Tiến sĩ: Phan Kim Chiến giảng viên trực tiếp hướng dẫn viết đề tài, các thầy cô trong Khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Kinh tế quốc dân, các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Quản Bạ, cơ quan Văn phòng UBND huyện Quản Bạ nơi thực tập và một số Phòng ban, cơ quan chuyên môn khác trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện và cung cấp tài liệu giúp đỡ để hoàn thành đề tài.



    MỤC LỤC
    TÊN TRANG
    MỤC LỤC
    Giải thích chữ cái viết tắt trong báo cáo chuyên đề thực tập
    LỜI NÓI ĐẦU 5
    Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 7
    I. Khái niệm, đặc trưng vai trò vị trí của cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 7
    1. Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 7
    2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
    3. Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
    4. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
    II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 12
    1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan
    2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    3. Yêu cầu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá CNH và HĐH
    III. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 15
    1. Nhân tố điều kiện tự nhiên .
    2. Nhân tố kinh tế - xã hội
    3. Nhân tố quốc tế .
    4. Nhân tố tổ chức - kỹ thuật
    IV. Hệ thống chỉ tiêu phản ảnh cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu và hiệu quả cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 18
    1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế và hiệu quả cơ cấu kinh tế .
    2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    3. Những kinh nghiệm chung trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
    Chương II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG 21
    I. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện . 21
    1. Đặc điểm về tự nhiên . 22
    2. Đặc điểm về kinh tế xã hội . 25
    3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp 27
    4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện . 28
    II. Thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ 29
    1. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện . 29
    2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành 31
    3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ .
    III. Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Quản Bạ . 35
    1. Những thành tựu . 35
    2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân 26
    Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KTNN CỦA HUYỆN
    QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG . 38
    I. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang . 38
    1. Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang đến năm 2010 . 38
    2. Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện QUẢNBẠ đến năm 2010 . 40
    II. Các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Quản Bạ 42
    1. Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá . 42
    2. Giải pháp về thị trường . 43
    3. Giải pháp về vốn . 45
    4. Giải pháp về ruộng đất 46
    5. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất . 47
    6. Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp 47
    7. Đẩy mạnh công tác khuyến nông . 48
    8. Các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm giúp cho các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá . 49
    9. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn 50
    10. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương
    11. Sự liên kết 4 chủ thể 50
    III. Kiến nghị 51
    1. Đối với Nhà nước : .
    2. Đối với Tỉnh : .
    3. Đối với Ngành :
    4. Đối với Huyện : .
    Kết luận .
    53
    - Danh mục tài liệu tham khảo . 56
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...