Luận Văn Những Giải Pháp Chủ Yếu Thực Hiện Định Canh, Định Cư Gắn Với Xoá Đói Giảm Nghèo Ở Hà Giang

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Định canh định cư là một yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển không những của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhận thức rõ vai trò của định canh định cư đối với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm đề ra và thực hiện chủ trương, chính sách định canh định cư.
    Gần nửa thế kỷ qua, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP về định canh định cư vào năm 1968, công tác định canh định cư đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng cao ổn định nơi ăn, chốn ở, ổn định địa bàn canh tác, sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ rừng, quy hoạch dân cư, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự ổn định về kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của các vùng và quốc gia. Thông qua công tác định canh định cư, đồng bào các dân tộc được tiếp cận và tham gia vào phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của mình.
    Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc, với 22 dân tộc anh em trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu số như: Mông 30% (dân số toàn tỉnh), Tày 25%, Dao 15%, Nùng 9% . không những thế do địa hình phức tạp bị chia cắt, độ dốc lớn, miền núi cao, khí hậu khắc nghiệt. Toàn tỉnh có 195 xã, phường, thị trấn nhưng trong đó có tới 115 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn theo phân loại của Uỷ ban dân tộc miền núi, tỷ lệ đói nghèo của xã cao nhất là 86,3%. Chính vì thế đến nay một bộ phận không nhỏ dân cư của tỉnh còn sống trong tình trạng định canh định cư chưa bền vững, trình độ phát triển kinh tế thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...