Thạc Sĩ Những giải pháp chủ yếu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong các công trình giao thông Việ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hệ thống công trình giao thông hiện đại, đồng bộ đóng vai trò đặc biệt quan
    trọng, thúc đẩy KT - XH phát triển, củng cố an ninh, quốc phòng, mở rộng giao lưu và
    hội nhập quốc tế. Bởi vậy, bất cứ một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát
    triển cũng đều phải chú ý đầu tư phát triển hệ thống công trình giao thông hiện đại và
    đồng bộ. Ở nước ta, trong những năm đổi mới, Đảng và nhà nước đó nhận thức sâu sắc vị
    trí, tầm quan trọng của việc phát triển kết cấu hạ tầng nói chung, phát triển hệ thống
    công trình giao thông nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Báo cáo Chính
    trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
    Đảng Cộng sản Việt Nam đó chỉ rõ phải: "Phát triển kết cấu hạ tầng, sớm khắc phục
    tình trạng xuống cấp, mở rộng và hiện đại hóa có trọng điểm mạng lưới giao thông vận
    tải ." [15, tr. 51].
    Để đạt được các mục tiêu chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó
    phát triển hệ thống công trình giao thông hiện đại, đồng bộ, cần phải tập trung một lượng
    vốn rất lớn. Theo tính toán của các chuyên gia, trong giai đoạn 2002 - 2020, Việt Nam cần
    khoảng 2.119 ngàn tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Việt Nam là quốc gia
    đang phát triển, năng lực nội sinh thấp, khả năng tích lũy vốn hạn hẹp nên việc cung ứng đủ
    vốn cho phát triển hệ thống công trình giao thông luụn là một thỏch thức. Thực tế cho thấy,
    trong những năm qua, Nhà nước đó ban hành nhiều chớnh sỏch nhằm huy động tổng lực các
    nguồn vốn đầu tư phát triển công trình giao thông: Vốn ngõn sỏch nhà nước, vốn của các
    doanh nghiệp, vốn huy động dân cư . Vỡ vậy, số vốn đầu tư cho phát triển hệ thống công
    trình giao thông hàng năm đều tăng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiờn, lượng vốn đó vẫn chưa
    thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn để phát triển hệ thống công trình giao thông hiện đại, đồng
    bộ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
    Với tư cách là hình thức hỗ trợ phát triển cho các nước có nhu cầu, Hỗ trợ phát
    triển chính thức (ODA) trở thành nguồn vốn đặc biệt quan trọng trong việc bổ sung phần
    vốn thiếu hụt trong nước, đầu tư phát triển hệ thống công trình giao thông nước ta. Nhờ có
    nguồn vốn ODA, nhiều tuyến giao thông huyết mạch của đất nước được xây dựng với chất
    lượng tốt, đưa vào sử dụng đó và đang phát huy tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và
    phát triển, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế. Bên cạnh những kết
    quả đạt được, trong thời gian qua, việc thu hút và sử dụng ODA cho phát triển công trình
    giao thông cũn nhiều hạn chế như: Tỷ lệ vốn thực hiện so với cam kết chưa tương xứng;
    công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, tiến độ thực hiện các dự án cũn chậm, vốn giải ngõn thấp,
    nhiều dự án phải kéo dài thời gian so với hiệp định; việc điều hành, quản lý của các Ban
    QLDA còn lúng túng . Những hạn chế nêu trên dẫn đến việc sử dụng vốn ODA trong phát
    triển hệ thống công trình giao thông ở nước ta chưa thật hiệu quả. Chính vì vậy, nghiên cứu
    vấn đề sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức cho công trình giao thông là rất cần thiết
    trong tình hình hiện nay.
    Xuất phát từ các lý do trên, để góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn
    cho việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển cho công trình giao thông, học viên lựa chọn vấn
    đề: "Những giải pháp chủ yếu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong các
    công trình giao thông Việt Nam" làm đề tài luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    - Về sách đó xuất bản: Đến nay đó có nhiều tác phẩm đề cập đến tình hình quản
    lý, sử dụng viện trợ núi chung và viện trợ phát triển chính thức nói riêng của các nước
    đang phát triển, chẳng hạn: Đánh giá viện trợ - khi nào có tác dụng, khi nào không của
    Ngân hàng Thế giới, Nxb Chính trị quốc gia năm 1999; Hỗ trợ phát triển chính thức
    ODA trên thế giới và ở Việt Nam của Hội Khoa học kinh tế Việt Nam - Trung tâm hỗ trợ
    đào tạo, tư vấn, thông tin, kinh tế; Vốn vay ưu đói ở Việt Nam những năm gần đây - thực
    trạng vấn đề và giải pháp của tác giả Lưu Ngọc Trịnh, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
    năm 2002 .
    - Về đề tài nghiên cứu: Có ít nhất hai đề tài nghiên cứu cấp Bộ về hỗ trợ phát
    triển chính thức được công bố là: Chính sách vay nợ cho đầu tư phát triển ở Việt Nam,
    Bộ Tài chính, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, năm 1996 (Chủ nhiệm đề tài: Hồ Xuân Phương)
    và Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở Việt Nam, Bộ Tài chính, Đề tài
    nghiên cứu cấp Bộ, năm 2002 (Chủ nhiệm đề tài: Trương Thái Phương).
    - Các luận án, luận văn: Đó có một số luận văn thạc sĩ viết về ODA như: Những
    giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
    ở nước ta (Vũ Thị Bạch Tuyết, Học viện Tài chính, năm 1993); Các giải pháp tài chính
    nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại tỉnh Quảng Trị (Trương Công
    Thanh, Học viện Tài chính, năm 2001), Giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả ODA trong
    lĩnh vực Nông nghiệp (Lê Thanh Cao, Học viện Tài chính, năm 2003).
    Ngoài ra cũn có rất nhiều bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí về vấn đề quản lý
    và sử dụng ODA.
    Các công trình nghiên cứu trên đây, dưới nhiều góc độ khác nhau đó tập trung
    làm rõ vấn đề huy động và sử dụng ODA nhưng chủ yếu là vấn đề huy động và sử dụng
    vốn ODA nói chung, ở một vùng hoặc một địa phương cụ thể nói riêng trong quá trình
    phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, hiếm thấy công thực sự đi sâu nghiên cứu vấn đề sử
    dụng ODA trong phát triển hệ thống công trình giao thông Việt Nam với những đặc thù
    riêng có của nó. Bởi vậy, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng vốn ODA trong
    phát triển hệ thống công trình giao thông ở nước ta; gắn với những yêu cầu cơ bản, trước
    mắt cũng như lâu dài là phải sử dụng có hiệu quả, chống lóng phớ nguồn vốn này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục đích nghiên cứu: Làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về ODA, sử
    dụng ODA trong công trình giao thông; đánh giátình hình sử dụng ODA và đề xuất
    những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng hiệu quả ODA trong phát triển công trình giao
    thông ở Việt Nam trong thời gian tới.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ODA, sử dụng ODA, bao gồm: Khỏi niệm, đặc
    điểm, vai trũ của ODA; những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ODA trong phát triển
    công trình giao thông.
    + Tìm hiểu những bài học thành công và thất bại của một số nước trong việc sử
    dụng ODA phát triển công trình giao thông.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng ODA phát triển công trình giao thông ở
    nước ta trong thời gian qua.
    + Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng hiệu quả
    ODA trong công trình giao thông ở Việt Nam trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề sử dụng vốn ODA trong công trình giao thông ở
    Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề sử dụng ODA trong công
    trình giao thông, bao gồm: đường bộ, đường sông, đường sắt, đường thủy, hàng không.
    Vấn đề thu hút ODA được đề cập đến như là một nhân tố ảnh hưởng có liên quan.
    + Về không gian: Nghiên cứu vấn đề sử dụng ODA trong phát triển hệ thống
    công trình giao thông trên phạm vi toàn quốc.
    + Về thời gian: Hiện trạng sử dụng ODA trong giao thông đường bộ được phân
    tích, đánh giá thông qua các số liệu thống kê khoảng từ năm 1993 đến nay; nguồn số liệu
    lấy chủ yếu từ Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, các tổ chức tài
    trợ quốc tế và một số dự án cụ thể.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mỏc - Lờnin, các lý
    thuyết kinh tế hiện đại về vấn đề vốn ODA và sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ
    tầng giao thông.
    - Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương
    pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, coi trọng phương pháp hệ thống, tổng hợp,
    phân tác, so sánh, thống kê . Thông qua việc thu thập, xử lý các kết quả nghiên cứu,
    luận văn cố gắng khái quát, chọn lọc tri thức, kinh nghiệm thực tiễn về sử dụng ODA để
    thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
    6. Những đóng góp mới của luận văn
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ODA và sử dụng ODA trong phát
    triển cơ sở hạ tầng giao thông.
    - Tìm hiểu bài học kinh nghiệm sử dụng ODA trong phát triển giao thông ở một
    số nước.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng ODA trong phát triển hệ thống công
    trình giao thông ở Việt Nam thời gian qua.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng hiệu quả ODA trong công
    trình giao thông ở Việt Nam.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu
    thành 3 chương, 7 tiết.
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về ODA trong phát triển công trình
    giao thông.
    Chương 2: Thực trạng sử dụng ODA trong phát triển hệ thống công trình giao
    thông ở Việt Nam.
    Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng hiệu quả ODA trong công
    trình giao thông Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...