Tiến Sĩ Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng mía nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến đường ở cá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định vai trò, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. ở Việt Nam hiện nay trong điều kiện dân số đông, các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, ngoài các vai trò chung, nông nghiệp còn có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, tạo nền tảng để từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Nông nghiệp Việt Nam đang ở vào thời kỳ thay đổi có tính chất bước ngoặt. Đó là sự chuyển biến cơ bản từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu sang sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại và hướng mạnh ra xuất khẩu. Trong quá trình đó, xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng tập trung, chuyên môn hóa cao, sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến là yêu cầu khách quan và đang được Đảng và Chính phủ quan tâm [18], [70]. Một trong những chương trình lớn đầu tiên đã được xây dựng và triển khai thực hiện từ năm 1995 là Chương trình phát triển mía đường.
    Trên thực tế từ sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã xây dựng và triển khai một số chương trình phát triển cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, cây có dầu Tuy nhiên, các chương trình này được thực hiện trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung và trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và các nước XÃ hội Chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô (cũ). Các chương trình này được thực hiện thông qua việc tiếp nhận vật tư, kỹ thuật của các nước và trả nợ bằng sản phẩm theo hiệp định giữa các chính phủ. Do đó, có rất nhiều thuận lợi trong việc giải quyết các yếu tố đầu vào cho sản xuất cũng như đầu ra cho sản phẩm. Trong khi đó, Chương trình phát triển mía đường được thực hiện trong cơ chế quản lý mới, vốn đầu tư chủ yếu dựa vào các nguồn vay tín dụng trong và ngoài nước, việc tiêu thụ sản phẩm mía và đường do người sản xuất tự chịu trách nhiệm.
    Quá trình triển khai thực hiện Chương trình phát triển mía đường đã thu được những kết quả bước đầu và xét về tổng thể đã đạt được mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn đường vào năm 2000. Tuy nhiên, Chương trình cũng đã bộc lộ những vấn đề hạn chế và tồn tại, đặc biệt là mất cân đối, đồng bộ giữa vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến. Một trong những vùng hiện còn đang gặp nhiều khó khăn về phát triển mía nguyên liệu là vùng Bắc Trung Bộ (Khu 4 cũ). Trong khi đó, cũng chính ở vùng này đã xuất hiện những mô hình phát triển vùng nguyên liệu mía có kết quả, có nhiều kinh nghiệm quý như vùng mía nguyên liệu của Công ty Đường Lam Sơn và Công ty đường Nghệ An - Tate&Lyle.
    Vùng Bắc Trung Bộ hiện có 7 nhà máy đường đã và đang được đầu tư bằng nhiều loại trang thiết bị công nghệ của hầu hết các nước có ngành chế tạo thiết bị đường phát triển trên thế giới, với các trình độ công nghệ khác nhau, có quy mô từ 350 tấn mía/ngày đến 6.000 tấn mía/ngày. Hiện tại, trang thiết bị của các nhà máy của vùng cơ bản đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật công nghệ của ngành chế biến đường. Nhiều nhà máy có công nghệ vào loại hiện đại trên thế giới như nhà máy của Công ty đường Nghệ An - Tate&Lyle, Nhà máy đường Việt - Đài, Nhà máy đường số 2 của Công ty đường Lam Sơn. Tuy nhiên, đánh giá chung kết quả sản xuất chưa cao, một số nhà máy đang đứng trước nguy cơ không trả được vốn vay. Vấn đề sống còn đối với nhiều nhà máy hiện nay là phải có nguồn cung cấp nguyên liệu mía ổn định về số lượng, chất lượng, giá cả và rải vụ. Trong bối cảnh đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng mía nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến đường ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...