Luận Văn Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty TNHH một thành viên Môi

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định
    Định dạng file word


    MỤC LỤC


    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii
    PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
    1.2.1. Mục tiêu chung. 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 3
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 3
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3
    PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Khái niệm chung về tiền lương. 4
    2.2. Vai trò của tiền lương. 6
    2.3. Bản chất tiền lương. 6
    2.4. Chức năng tiền lương. 8
    2.5. Quỹ tiền lương. 9
    2.5.1. Quỹ lương và thành phần của qũy lương. 9
    2.5.2. Phương pháp xác định quỹ lương của doanh nghiệp. 9
    2.5.2.1.Phương pháp xác định tổng quỹ lương. 9
    2.5.2.2. Phương pháp xác định quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương. 11
    2.5.2.3. Phương pháp xác định quỹ lương theo tiền lương bình quân và số lao động bình quân 13
    2.5.2.4. Phương pháp xác định quỹ tiền lương dựa vào khối lượng sản xuất kinh doanh 13
    2.6. Nội dung các khoản trích theo lương. 14
    2.7. Các nguyên tắc cơ bản tổ chức thực hiện trả lương trong doanh nghiệp. 15
    2.8. Các chế độ tiền lương. 15
    2.8.1. Chế độ tiền lương cấp bậc. 15
    2.8.2. Chế độ tiền lương chức vụ. 17
    2.9. Các hình thức trả lương. 17
    2.9.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 19
    2.9.1.1. Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân. 20
    2.9.1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể : 21
    2.9.1.3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp. 23
    2.9.1.4. Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng : 24
    2.9.1.5. Chế độ trả lương sản phẩm lũy tiến. 25
    2.9.1.6. Hình thức trả lương khoán theo công việc. 26
    2.9.2. Hình thức trả lương theo thời gian. 27
    2.9.2.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản. 27
    2.9.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng. 28
    2.9.3. Hình thức khoán thu nhập. 28
    2.10. Những nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức trả lương. 29
    2.10.1.Thị trường lao động. 30
    2.10.2. Bản thân công việc và người lao động. 29
    2.11. Phương pháp nghiên cứu. 31
    2.11.1. Phương pháp thu thập số liệu. 31
    2.11.2. Phương pháp xử lý số liêu. 31
    2.11.3. Phương pháp phân tích số liệu. 31
    2.11.4. Phương pháp chuyên gia. 32
    2.12. Khung phân tích. 33
    PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
    3.1. Đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên Môi trường Nam Định. 34
    3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 34
    3.1.2. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý. 35
    3.1.3. Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty. 37
    3.1.4. Cơ cấu nguồn vốn của công ty. 39
    3.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. 40
    3.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 42
    3.2. Thực trạng các hình thức trả lương của công ty. 42
    3.2.1. Những quy định về công tác trả lương của công ty. 43
    3.2.2. Xây dựng tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương. 46
    3.2.3. Các hình thức trả lương tại công ty áp dụng. 48
    3.2.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian. 48
    3.2.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 54
    3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty. 70
    3.3.1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian. 70
    3.3.2. Hoàn thiện phương pháp chia lương cho từng công nhân trong tổ sản xuất 77
    3.3.3. Hoàn thiện công tác xây dựng quỹ lương của công ty. 80
    3.3.4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu khối lượng công việc. 81
    3.3.5. Tổ chức phân công lao động hợp lý. 81
    3.3.6. Nâng cao kỷ luật lao động. 82
    PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
    4.1. Kết luận. 83
    4.2. Kiến nghị 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHẦN I


    MỞ ĐẦU



    1.1. Tính cấp thiết
    Ngày nay việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp đang là vấn đề cấp thiết để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thu được lợi nhuận cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đem lại lợi ích cho xã hội. Một trong những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp đó là con người, việc đầu tư và sử dụng con người là việc đầu tư hiệu quả nhất song cũng khó khăn nhất cho doanh nghiệp và các nhà quản lý.
    Để tuyển dụng và giữ lại lao động đúng việc, ban giám đốc cần có một hệ thống thù lao cạnh tranh và công bằng. Mặc dù, tiền không phải là lý do duy nhất để người lao động gắn bó với doanh nghiệp, nhưng những phương pháp trả lương không công bằng vẫn là nguyên nhân chính gây ra những mâu thuẫn và làm tăng tình trạng bỏ việc, giảm hiệu quả lao động và gây ra những chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
    Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm bởi ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn của nó. Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập quan trọng nhất giúp họ bảo đảm được cuộc sống. Đối với mỗi doanh nghiệp, tiền lương là một phần không nhỏ của chi phí sản xuất kinh doanh. Và đối với nền kinh tế đất nước, tiền lương là sự cụ thể hóa quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội sáng tạo ra. Để tiền lương thực sự là đòn bẩy tăng hiệu quả lao động thì vấn đề đặt ra với mỗi doanh nghiệp là nên áp dụng hình thức trả lương như thế nào cho phù hợp tính chất đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm phát huy tối đa tính kích thích của tiền lương đối với người lao động và đảm bảo tốt mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước và người lao động. Do vậy việc hoàn thiện các hình thức trả lương trong doanh nghiệp tuy là một phần trong công tác tiền lương nói chung của doanh nghiệp nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng.
    Công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định là công ty nhà nước chuyển đổi thành, công ty hoạt động vì lợi ích xã hội, làm cho môi trường đô thị xanh sạch đẹp. Công ty có đội ngũ công nhân, cán bộ viên chức đông đảo thuộc nhiều bộ phận khác nhau nên việc áp dụng phương pháp trả lương nào sao cho công bằng, hợp lý, khuyến khích lao động làm việc, sáng tạo là việc rất quan trọng. Do đó trong quá trình thực tập tại công ty tôi muốn tìm hiểu về các hình thức trả lương mà công ty đang áp dụng đã hợp lý chưa và mong muốn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương của công ty. Vì vậy tôi chọn đề tài “Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định”.


    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Tìm hiểu các hình thức trả lương tại công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác trả lương tại công ty nhằm tăng thu nhập, đảm bảo công bằng cho người lao động, kích thích người lao động nhiệt tình sáng tạo trong công việc và gắn bó lâu dài với công ty, đồng thời cũng giúp cho công ty ổn định về mặt lao động.






    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tiền lương, tiền công, thu nhập và các hình thức trả lương hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng.
    + Nghiên cứu các hình thức trả lương công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định đang áp dụng, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác trả lương tại công ty.
    + Đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty.


    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu những vấn đề lý luận, những quy định về tiền lương và các hình thức trả lương trong doanh nghiệp và thực trạng việc áp dụng các hình thức trả lương tại công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định.


    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về nội dung
    Nghiên cứu, phân tích các hình thức trả lương đang áp dụng đối với mỗi bộ phận của công ty.
    - Phạm vi về không gian
    Nghiên cứu tại công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định
    - Phạm vi về thời gian
    Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 01/01/2010 đến ngày 10/5/2010.
    - Số liệu sử dụng trong luận văn: số liệu tập trung chủ yếu từ 1/1/2007 đến 31/12/2009.


    PHẦN II


    TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



    2.1. Khái niệm chung về tiền lương
    Tiền lương và tiền công là một bộ phận của thù lao lao động. Đó là phần thù lao cố định (thù lao cơ bản) mà người lao động nhận được một cách thường kỳ thông qua quan hệ thuê mướn giữa họ với tổ chức. Trong đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện công việc một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian, có thể là lương tuần hay lương tháng. Còn tiền công là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện công việc tuỳ thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế hoặc số lượng sản phẩm thực tế sản xuất ra hoặc khối lượng công việc thực tế đã thực hiện. Như vậy tiền lương được trả thường xuyên và cố định hơn tiền công, tiền công chỉ là khoản tiền khi người lao động hoàn thành công việc được nhận và công việc không thường xuyên, tiền lương thì người lao động được đóng các khoản bảo hiểm nhưng khi người lao động nhận tiền công thì họ không được hưởng bất cứ chế độ nào trong luật lao động quy định.
    Khái niệm về tiền lương ở một số nước dùng để chỉ mọi khoản thu nhập của người lao động. Ở Nhật Bản hay Đài loan, tiền lương chỉ mọi khoản thù lao mà công nhân nhận được do việc làm, bất luận là dùng tiền lương, lương bổng, phụ cấp có tính chất lương, tiền thưởng, tiền chia lãi hoặc những tên gọi khác nhau đều là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động.Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận dùng danh nghĩa như thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện. Tất cả các khái niệm trên đều mang một nội dung tiền lương là yếu tố chi phí của người sử dụng lao động và là thu nhập của người lao động.
    Tuy vậy, ở nước ta qua các thời kỳ khác nhau thì tiền lương cũng được hiểu theo những cách khác nhau. Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tiền lương là một phần của thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động. Hay tiền lương chịu sự tác động của quy luật phát triển cân đối, có kế hoạch và chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước, nhưng trả lương như vậy không kích thích được người lao động trong công việc. Trong nền kinh tế thị trường bản chất của tiền lương đã thay đổi. Nền kinh tế thị trường thừa nhận sự tồn tại khách quan của thị trường sức lao động, nên tiền lương không chỉ thuộc phạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao đổi, phạm trù giá trị. Tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động, được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Như vậy, từ chỗ coi tiền lương chỉ là yếu tố của phân phối, thì nay đã coi tiền lương là yếu tố của sản xuất. Tức là chi phí tiền lương không chỉ để tái sản xuất sức lao động, mà còn là đầu tư cho người lao động.
    Vậy: "Tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội. Như vậy tiền lương mang bản chất kinh tế - xã hội, nó biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người tham gia quá trình sản xuất và biểu hiện mối quan hệ lợi ích giữa các bên"


    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Nguyễn Thị Mai – Phạm Ánh Hồng – Nguyễn Mai Hiên (2006), Tiền lương trong các doanh nghiệp – các vướng mắc thường gặp và cách xử lý, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
    2. Khải Nguyên (2008), Những quy định mới nhất về tiền lương, BHXH, phụ cấp, trợ cấp, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
    3. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Ngày 14-12-2004, Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
    4. Luật số 71/2006/QH 11, Ngày 29-6-2006, Luật Bảo hiểm xã hội.
    5. Thông báo số 1155/BHXH – PT, Ngày 08-10-2009, Hướng dẫn tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
    6. Các số liệu của Công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định qua các năm 2007, 2008, 2009.
    7. Thoả ước lao động của Công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định, Năm 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...