Luận Văn Những giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Những giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Vĩnh Phúc


    Luận văn dài 56 trang:
    Hai mươi năm qua, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương đúng đắn, đã tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trong các chủ trương đó phải kể đến chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Một trong những giải pháp quan trọng để huy động có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển là việc không ngừng tạo lập và cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra sức hấp dẫn thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển đất nước.
    Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, đến năm 1997, khi mới tái lập tỉnh, còn là một tỉnh thuần nông, điểm xuất phát kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 48% bình quân chung cả nước, tổng thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt dưới 100 tỷ đồng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Sau 10 năm tái lập, đến nay Vĩnh Phúc được biết đến là một tỉnh có tốc độ phát triển cao, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 7 so với toàn quốc, thu ngân sách năm 2006 đạt trên 4.500 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Đạt được kết quả như vậy là do Vĩnh Phúc đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, huy động thành công các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó tập trung vào việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, trong đánh giá tổng quát và những bài học kinh nghiệm, phần bài học về phát triển kinh tế đã xác định: "Giải pháp mang ý nghĩa quyết định là tạo môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh để giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nội lực và ngoại lực) cho đầu tư phát triển" [15].
    Tuy vậy, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và thu hút vốn đầu tư trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Môi trường đầu tư tuy đã từng bước được cải thiện nhưng còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, đã xác định mục tiêu tổng quát cho 5 năm 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020 là: "Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế các theo hướng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển" . "Phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI" [15].


    MỤC LỤC



    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
    3
    1.1.
    Vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội
    3
    1.2.
    Khái niệm và cấu trúc môi trường đầu tư
    11
    1.3.
    Những tác động chủ yếu nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi
    13

    Chương 2:ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC
    18
    2.1.
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
    18
    2.2.
    Thực trạng đầu tư và môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc
    23

    Chương 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC
    43
    3.1.
    Phương hướng cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh phúc
    43
    3.2.
    Những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh
    45

    KẾT LUẬN
    53

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    55
     
Đang tải...