Chuyên Đề Những giải pháp chủ yếu bảo đảm chất lượng công chức uỷ ban nhân dân tỉnh hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Hoàn thiện pháp luật về công chức, công vụ
    Qua hơn 20 năm đổi mới đất nước, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, trọng tâm là đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về công vụ, công chức nhà nước. Điểm mốc mang tính bước ngoặt là Pháp lệnh cán bộ, công chức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1998. Sau khi pháp lệnh này đi vào thực tiễn đã bộc lộ những điểm không phù hợp nên lần lượt được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000, 2003. Thực hiện các quy định mới, đội ngũ công chức từng bước được xây dựng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cải cách hành chính. Các nội dung quản lý công chức như: tuyển dụng, nâng ngạch công chức hầu hết đều được tiến hành qua các kỳ thi; bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá công chức được thực hiện theo quy chế, quy trình. Việc sử dụng, bố trí và quản lý sử dụng công chức bước đầu đã căn cứ vào nhu cầu công việc và gắn với tiêu chuẩn chức danh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động công vụ, công chức vẫn không tránh khỏi những hạn chế, chưa đổi mới và theo kịp sự đổi mới về vai trò của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Nhận thức về hoạt động công vụ và quản lý công chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Trong hoạt động công vụ, mối quan hệ giữa hành chính với chính trị, hành chính với sự nghiệp công; giữa hoạt động quản lý nhà nước mang tầm vĩ mô với hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phân định triệt để. Trên nhiều lĩnh vực, hoạt động công vụ còn thiếu thống nhất và thông suốt; kỷ luật, kỷ cương của công chức chưa nghiêm; việc phân loại công chức chưa mang tính khoa học , khách quan dẫn đến việc bố trí, sử dụng, quy hoạch, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa phát huy hết hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn. Các quy định pháp luật hiện hành chưa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ cũng như quản lý công chức; chưa quy định rõ mục tiêu, nguyên tắc hoạt động công vụ trong quá trình phục vụ nhân dân và xã hội; chưa chú trọng đúng mức quyền lợi của công chức như chính sách tiền lương, nhà ở và các chính sách đãi ngộ khác. Các điều kiện đảm bảo cho công chức thực thi công vụ chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả, thông suốt. Ngoài ra, một số quy định về quản lý công chức chưa được thống nhất trong cách hiểu và vận dụng trong thực tiễn. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày 9/12/2008, Quốc hội ban hành Luật cán bộ, công chức năm 2008 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2010, thay thế Pháp lệnh cán bộ, công chức. Sau nhiều lần thảo luận, đóng góp ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội và đông đảo nhân dân, dường như Luật cán bộ, công chức đã phần nào đáp ứng những yêu cầu đổi mới nền hành chính? Luật đã phân định rõ cán bộ , công chức; quy định thanh tra công vụ; các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ . Mặc dù luật chưa đi vào thực tế nhưng đã và đang có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Với việc phân định cán bộ và công chức nhiều người thích được là cán bộ hơn là công chức, phạm vi cán bộ rộng, mở, linh hoạt hơn dường như làm cán bộ không phải vượt qua các kỳ thi phức tạp mà vẫn hưởng các ưu đãi như công chức. Việc tuyển dụng công chức vẫn theo chỉ tiêu biên chế chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại. Luật cũng đã dành mục riêng để đánh giá công chức và có quy định gây nhiều tranh cãi đó là: công chức 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 2 năm liên tiếp trong đó có 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...