Luận Văn Những giải pháp cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh

Thảo luận trong 'KHỐI NGÀNH KINH TẾ' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Những giải pháp cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN . iii
    MỤC LỤC . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ix
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CHỈ SỐ NĂNG
    LỰC CẠNH TRANH 7
    1.1 Một số khái niệm . 7
    1.1.1 Năng lực cạnh tranh . 7
    1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia 8
    1.1.3 Năng lực cạnh tranh ngành 13
    1.1.4 Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 14
    1.1.4 Năng lực cạnh tranh sản phẩm . 16
    1.1.5 Mối quan hệ năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ 17
    1.2 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 18
    1.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . 18
    1.2.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI . 19
    1.3 Chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 38
    1.3.1 Khái niệm Chi phí không chính thức . 38
    v
    1.3.2 Vai trò của chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh
    tranh cấp tỉnh 38
    1.3.3 Các chỉ tiêu và cách thức đo lường các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí
    không chính thức 41
    1.3.4 Những thay đổi của các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí không chính thức
    .43
    1.3.5 Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công về cải thiện Chỉ số chi
    phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh . 46
    TIỂU KẾT CHƯƠNG I 53
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA
    TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2005 - 2011 55
    2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa . 55
    2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 55
    2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội . 61
    2.2 Thực trạng xếp hạng chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa giai
    đoạn 2005 - 2011 . 80
    2.2.1 Phân tích biến động của chỉ số PCI . 80
    2.2.2 Phân tích biến động của chỉ số Chi phí không chính thức từ kết quả công bố
    của VCCI 91
    TIỂU KẾT CHƯƠNG II 132
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH
    THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH KHÁNH
    HÒA GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 . 133
    3.1 Đ ịnh h ướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh H òa giai đo ạn 2011 - 2020 133
    3.1.1 Bối cảnh phát triển, cơ hội và thách thức 133
    3.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
    2011 - 2020 . 137
    vi
    3.2 Các giải pháp cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực
    cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2020 . 142
    3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh doanh tại địa phương . 142
    3.2.2 Tăng cường đối thoại chính quy ền - doanh nghiệp . 149
    3.2.3 Cải cách quy trình mua sắm công 152
    3.2.4 Cải cách hệ thống đăng ký kinh doanh 157
    3.2.5 Cải cách chính sách tiền lương cán bộ công chức . 163
    3.3 Các khuyến nghị về chính sách đối với chính quyền tỉnh Khánh Hòa trong giai
    đoạn 2012 - 2020 . 168
    3.3.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại hóa 168
    3.3.2 Đổi mới nhận thức về nền hành chính phục vụ nhân dân 168
    3.3.3 Công nghệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công 170
    TIỂU KẾT CHƯƠNG III . 173
    KẾT LUẬN 174
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 176
    PHỤ LỤC . 180


    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của nghiên cứu
    Tại sao một số nhóm xã hội, tổ chức kinh tế và quốc gia lại giàu có và thịnh
    vượng? Đó là chủ đề cuốn hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp
    (DN) và Chính ph ủ từ khi các đơn vị kinh tế, chính trị, xã hội hình thành. Trong
    những lĩnh vực đa dạng như nhân chủng học, lịch sử, xã hội học, kinh tế và khoa
    học chính trị, đ ã có rất nhiều cố gắng tìm hiểu những lực lượng giải thích cho
    những câu hỏi nảy sinh từ sự đi lên của một số thực thể và suy thoái của một số
    thực thể khác.
    Hầu hết nghiên cứu về chủ đề này trong nhiều năm qua liên quan đến các quốc
    gia, nghiên cứu về “năng lực cạnh tranh”. Sự quốc tế hóa đáng kinh ngạc của cạnh
    tranh trong những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai gắn liền với những thay
    đổi lớn về số phận kinh tế của các quốc gia và các doanh ngiệp của họ. Các Chính
    phủ và các DN không khỏi bị lôi kéo vào cuộc tranh luận nóng bỏng về những việc
    cần phải làm. Nổi bật nhất phải nói đến Michael E. Porter - người đã cho ra đời
    cuốn “Lợi th ế cạnh tranh quốc gia” (1990) nhằm lý giải nguồn gốc của sự th ịnh
    vượng bền vững trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Bản thân mỗi quốc gia đều có
    những “năng lực” riêng và đều có thể biến chúng thành những “lợi thế” để cạnh
    tranh với các quốc gia khác.
    Việt Nam (VN) là một trong những nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhất trên
    th ế giới trong hai th ập kỷ qua. Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới vào cuối thập
    kỷ 80, GDP bình quân đầu người của VN đã tăng trung bình mỗi năm gần 6% và
    giúp đưa hàng triệu người thoát nghèo. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và cuộc
    suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây không ảnh hưởng quá nhiều tới VN như nhiều
    quốc gia khác trên thế giới. C ộng đồng các nhà tài trợ xem VN như một trong
    những câu chuy ện thành công về hiệu quả của những nỗ lực hỗ trợ phát triển quốc
    tế. Các nhà đầu tư cũng nhìn nhận VN như một điểm đến ngày càng hấp dẫn.
    2
    Một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trư ờng (KTTT) định hướng Xã Hội
    Chủ Nghĩa (XHCN) ở VN là việc phân cấp quản lý kinh tế. Thông qua việc phân
    cấp quản lý kinh tế các cấp chính quyền đã nâng cao vai trò quản lý của chính
    quyền cấp tỉnh trong quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội địa phương, từ
    th ế th ụ động sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở chính sách, pháp luật của
    Trung Ương (TW) và điều kiện cụ th ể của địa phương. Bản thân các chính quyền
    địa phương không còn phải “chờ chực” các chỉ tiêu từ TW đưa xuống mà đã tự
    mình tìm những hướng đi mới nhằm đưa địa phương mình thoát khỏi “cái bóng”
    nghèo nàn trước kia.
    Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho
    th ấy, chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
    kinh tế - xã hội địa phương. Vai trò ấy trở nên quan trọng hơn nhiều khi quá trình
    phân cấp ngày càng sâu và thực chất hơn. Chính quy ền cấp tỉnh đã và đang nỗ lực
    cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và nhà đầu
    tư trên địa bàn của mình. Từ những điều kiện ban đầu được coi là kém hấp dẫn
    với các nhà đầu tư như vị trí đ ịa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động ban đầu, quy
    mô thị trường, nhiều địa phương đã thành công trong thu hút đầu tư, phát triển
    DN và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người dân. Nh ững thành công đó đã
    thúc đ ẩy các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm đến vai
    trò của cấp tỉnh, mà cụ th ể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở VN.
    Hiện nay, ngoài ba cấp độ cạnh tranh phổ biến trên thế giới thường được đề
    cập đến: cạnh tranh giữa các sản phẩm, cạnh tranh giữa các DN và cạnh tranh
    giữa các quốc gia thì cạnh tranh cấp tỉnh trở thành đ ặc thù của Việt Nam. Các cấp
    độ cạnh tranh này liên quan và bổ sung nhau, tức là chúng có mối tương quan m ật
    thiết với nhau. Năng lực cạnh tranh được tạo nên từ tập hợp nhiều yếu tố khác
    nhau, tác động đa chiều, đan xen và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rất ph ức tạp.
    Nâng cao năng lực cạnh tranh một tỉnh không tách rời mục tiêu chiến lược phát
    triển chung của vùng và cả nước. Để th ực hiện mục tiêu này, quá trình cạnh tranh
    giữa các tỉnh không tách rời quan hệ hợp tác, liên kết nhằm phát huy lợi th ế so
    3
    sánh của mỗi địa phương. Với hàm nghĩa ấ y, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp
    tỉnh cũng nhằm khai thác thế mạnh mối quan hệ liên vùng, liên kết ngành, liên kết
    giữa các địa phương trong phạm vi cả nước. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh
    tranh cấp tỉnh phải dựa trên sự khác biệt của mỗi tỉnh trong điều kiện tuân thủ
    những nguyên tắc chung của chính quy ền TW và thông lệ quốc tế.
    Khánh Hòa là vùng đất có dân số 1.156.903 người với mật độ trung bình 222
    người/km
    2
    . Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi với bờ biển dài hơn 200 km và
    gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp được xem là vùng kinh tế
    trọng điểm của khu vực Duyên hải miền Trung. Tuy vậy, kinh tế của tỉnh phát
    triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Những bất cập về mặt chính
    sách quản lý và điều hành kinh tế như một rào cản để đưa kinh tế tỉnh Khánh Hòa
    phát triển.
    Từ trước đến nay, câu châm ngôn “Phép vua còn thua lệ làng” luôn nằm sâu
    trong tâm trí các DN, muốn hoạt động thuận lợi ph ải luôn có một kho ản chi phí
    “bôi trơn” để “cỗ máy” DN có thể được vận hành một cách trơn tru. Không có bất
    kỳ một DN nào muốn hoạt động của mình bị gián đoạn bởi những lý do mang tính
    nhạy cảm. Có cung thì ắt hẳn phải có c ầu, mà ở đây chính các DN là bên “cung”
    còn các cơ quan công quyền như bên “cầu”. Chính vì sự tồn tại lâu dài của các loại
    chi phí “bôi trơn” này đang gây ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của môi trường kinh
    doanh - đầu tư tại Việt Nam và Khánh Hòa không phải là ngo ại lệ.
    Từ năm 2005 đến nay, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam
    (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đ ã tổ chức thực hiện xếp
    hạng NLCT thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh,
    thành phố trực thuộc TW trong phạm vi cả nước. Chỉ số PCI bao gồm 9 chỉ tiêu
    thành phần: (1) Chi phí gia nhập thị trường, (2) Tiếp cận đất đai, (3) Tính minh
    bạch và tiếp cận thông tin, (4) chi phí thời gian để th ực hiện các quy định của Nhà
    nước, (5) Thi phí không chính thức, (6) Tính năng động và tiên phong của lãnh
    đạo tỉnh, (7) Dịch vụ hỗ trợ DN, (8) Đào tạo lao động, (9) Thiết chế pháp lý.
    Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm đến chỉ số “Chi phí không chính thức”.
    4
    Theo kết quả đánh giá xếp hạng chỉ số Chi phí không chính thức của VCCI
    cũng cho thấy Khánh Hòa chưa phải là địa phương có điểm số và thứ hạng cao.
    Năm 2005, tỉnh Khánh Hòa đạt 6.43 điểm xếp hạng 20 trong số 43 tỉnh/thành và
    xếp thứ 2 tại khu vực Duyên hải miền Trung. Đến năm 2009, Khánh Hòa đạt 5.69
    điểm, đứng thứ 38 trong số 63 tỉnh/thành (do tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội
    vào 0h ngày 01/8/2008) và đứng thứ 4 tại khu vực Duyên hải miền Trung. Đến
    năm 2011 tăng 0.64 điểm và đạt 6.33 điểm và chỉ đứng ở vị trí 43 trong số 63
    tỉnh/thành và đứng thứ 6 tại khu vực Duyên hải miền Trung. Qua các năm, điểm
    số chỉ số Chi phí không chính thức của Khánh Hòa đang có chiều hướng giảm và
    kéo theo đó là vị trí trên bảng xếp hạng cũng tụt d ần. Điều này cho thấ y, Khánh
    Hòa vẫn chưa cải thiện được chỉ số Chi phí không chính thức.
    Xuất phát từ những lý do ấ y đã đặt ra vấn đề cấp thiết nghiên cứu sâu hơn về
    thực trạng chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa, chỉ rõ những mặt
    còn hạn chế để có giải pháp nhằm cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức của
    tỉnh Khánh Hòa và cũng trên cơ sở đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của
    tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới, tôi quy ết định chọn đề tài “Những giải pháp
    cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
    của tỉnh Khánh Hòa” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Dựa trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lực
    cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI đang thực hiện, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện
    chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. Đồng
    th ời, đề xuất m ột số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh
    Khánh Hòa hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn lấ y đối tượng nghiên cứu là chỉ số PCI của tỉnh Khánh Hòa và một
    số địa phương giai đoạn 2005 - 2011.
    5
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn đi sâu nghiên cứu chỉ số chi phí không chính thức cấp tỉnh phạm
    vi của tỉnh Khánh Hòa, trong đó có mối liên hệ với một số tỉnh ở VN và các tỉnh
    trong khu vực khu vực Duyên hải miền Trung. Ở đâ y , bản chất, ý nghĩa nội hàm
    của cạnh tranh cấp tỉnh là sự “ganh đua” trên cơ sở hợp tác, liên kết cùng có lợi
    giữa các chủ thể cạnh tranh (cấp tỉnh) trong việc khai thác lợi thế của mỗi tỉnh
    nhằm tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, thu hút đầu tư phát
    triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Luận văn chọn thời gian nghiên cứu từ tháng
    02/2012 đến 06/2012.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu này dự kiến sẽ áp dụng một số
    phương pháp cụ thể như:
     Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (h ệ th ống lại các lý thuy ết liên quan đến
    năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp
    tỉnh; các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, (đi vào 01 chỉ số cụ
    th ể), các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
     Phương pháp thu thập thông tin (nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập các thông
    tin thứ cấp từ các cơ quan quản lý ngành, từ VCCI, từ websites PCI.
    Mỗi phương pháp nghiên cứu có mức độ ưu, nhược điểm khác nhau, khi
    sử dụng các phương pháp trên sẽ có tác dụng bổ khu y ết cho nhau, giúp việc
    nghiên cứu khoa học, toàn diện và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
    liên quan đến đề tài.
    5. Ý nghĩa của đề tài
     Ý nghĩa khoa học: Hiện nay cơ sở lý thuy ết về xếp hạng năng lực cạnh
    tranh cấp tỉnh vẫn chưa được làm rõ tuy nhiên đề tài vận dụng những lý
    thuy ết về cạnh tranh để làm rõ vấn đề từ đó áp dụng nó vào thực tế.
     Ý nghĩa thực tế: Từ kết qu ả đánh giá chỉ số Chi phí không chính thức của
    tỉnh Khánh Hòa so sánh với một số địa phương khác đề tài đ ã khẳng định
    6
    được những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quy ền tỉnh Khánh
    Hòa trong cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời xác đ ịnh rõ trọng
    tâm đổi mới ho ạt đ ộng của chính quy ền tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời
    đề tài này có th ể làm tài liệu tham khảo và mở ra các hướng nghiên cứu
    mới cho những đề tài nghiên cứu sau này.
    6. Nội dung của đề tài
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì luận văn
    được chia làm 3 chương :
    Chương 1 - Lý luận chung về năng lực cạ nh tranh và chỉ số năng lực cạnh tranh.
    Chương 2 - Thực trạng chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa
    giai đoạn 2005 - 2011.
    Chương 3 - Một số giải pháp cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm
    nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020.


    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH CẤP VÀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    1.1 Một số khái niệm
    1.1.1 Năng lực cạnh tranh
    Hiện nay có rất nhiều thuật ngữ khác nhau liên quan đến quá trình cạnh tranh
    giữa các chủ thể được sử dụng song hành cùng với thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh”
    (Competitiveness) như: “Sức cạnh tranh” (Competitive Edge), “Khả năng cạnh
    tranh” (Competitive Capacity), “Lợi th ế cạnh tranh” (Competitive Advantage) và
    “Tính cạnh tranh” (Competitivity). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự thống
    nhất trong việc sử dụng những thuật ngữ này. Và trong thực tế, các thuật ngữ “Năng
    lực cạnh tranh”, “Sức cạnh tranh” và “Khả năng cạnh tranh” đều được dùng là
    “Competitiveness”.
    Theo đị nh nghĩa c ủa Đại t ừ điển tiế ng Việt thì “Năng lực” là: (1) Nh ững điều kiệ n
    đủ hoặc v ốn có để làm m ột việc gì; (2) Khả năng đủ để th ực hiện tốt m ột công việc.
    Theo quan điểm của Karl Marx, “Cạnh tranh” là: sự ganh đua đấu tranh gay
    gắt giữa các nhà Tư Bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
    và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Theo Từ điển kinh doanh
    Anh (1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là: sự ganh đua,
    kinh địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trư ờng nhằm tranh giành cùng một loại
    tài nguyên sản xuất hoặc cùng một lo ại khách hàng về phía mình. Theo Từ điển
    Bách khoa Việt nam (tập 1): Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua
    giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh
    trong n ền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện
    sản xuất, tiêu thụ th ị trường có lợi nhất.
    8
    Dựa vào hai khái niệm trên, ta có thể khẳng định, năng lực cạnh tranh là khả
    năng giành thắng lợi hay lợi th ế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, DN
    hay quốc gia) trong việc thực hiện cùng mục tiêu nào đó, mục tiêu ấy được khái
    quát nhất, hiệu quả cao và phát triển bền vững. Kế thừa những quan niệm đã trình
    bày, tác giả đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh
    là kh ả năng tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ th ể cạnh tranh thông
    qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả cao
    và bền vững.
    Nói đến năng lực cạnh tranh, tùy theo yêu cầu ghiên cứu mà có thể đề cập đến
    năng lực cạnh tranh ở những cấp độ khác nhau như: cấp độ quốc gia, cấp độ ngành
    và cấp độ hẹp hơn là năng lực cạnh tranh của DN và của từng loại sản phẩm/dịch
    vụ. Dẫu đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp
    độ, song chưa có một lý thuy ết nào hoàn toàn được thừa nhận về vấn đề này, do đó
    chưa có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Chỉ xét riêng năng lực cạnh
    tranh cấp độ quốc gia thì trên thế giới cũng đã có hai hệ thống lý thuy ết với hai
    phương pháp đánh giá được các nước và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng phổ
    biến là: 1 - Phương pháp do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thiết lập trong bản
    Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu; 2 - Phương pháp do Viện Quốc tế về Quản lý và Phát
    triển (IMD) đề xuất trong Niên giám Cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp trên
    đều do một s ố Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Sachs và
    chuyên gia của WEF như Peter Cornelius, Macha Levinson tham gia xây dựng.
    1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia
    Năng lực cạnh tranh của quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác
    nhau. Theo Lương Gia Cường (2003, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhà
    xuất bản Giao thông vận tải): Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng
    lực của một n ền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm
    bảo ổn định được kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    
    A. Hệ thống văn bản pháp luật
    1. Luật Đấu thầu của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29
    tháng 11 năm 2005.
    2. Luật Phòng, chống tham nhũng của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam số
    55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
    3. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về
    đang ký doanh nghiệp.
    4. Nghị quy ết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp
    quả n lý Nhà nước giữa Chính phủ và chính quy ền tỉ nh, thành phố tr ực thuộc TW.
    5. Quyết định 133/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của UBND Tp. Hồ Chí Minh.
    6. Quyết định 53/2010/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức hoạt động và phối h ợp
    trong việc tham gia hệ thống “Đối thoại DN - Chính quy ền thành phố”.
    7. Quyết đ ịnh số 68/2008/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
    kinh tế - xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đ ến năm 2020.
    B. Các ấn phẩm đã xuất bản
    1. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2005.
    2. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2006.
    3. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2007.
    4. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2008.
    5. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2009.
    6. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2010.
    7. Khái niệm “Năng lực” theo Đại từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Văn hoá
    Thông tin, Hà Nội - 1999 (Nguy ễn Như Ý).
    8. Khái niệm “Cạnh tranh” theo quan điểm của Karl Marx.
    9. Khái niệm “Cạnh tranh” theo Từ điển kinh doanh Anh (1992).
    177
    10. Khái niệm “Cạnh tranh” theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1).
    11. Lợi th ế cạnh tranh quốc gia - Nhà xuất bản Trẻ - 2008 (Michael E. Porter).
    12. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - Nhà xuất b ản Giao thông vận tải - 2003
    (Lương Gia Cường).
    13. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập
    kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh - 2010
    (Nguy ễn Minh Tuấn).
    14. Sức cạnh tranh - Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội - 2006 (Tuấn Sơn).
    C. Các báo cáo và công trình nghiên cứu
    1. Báo cáo tham luận tổng hợp đề xuất giải pháp nâng cao PCI của thành phố Đà
    Nẵng năm 2009.
    2. Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Hải Dương -Phan Nhật Thanh - 2011.
    3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 4.
    4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 11.
    5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 12.
    6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 13.
    7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 14.
    8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 15.
    9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách
    của VNCI - số 16.
    10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Thực tiễn tốt trong tăng cường
    tính minh b ạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh Việt Nam.
    178
    11. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Sổ tay chống tham nhũng trong
    hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
    12. Phân tích một số yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của DN - ThS. Ngô
    Thanh Hoa (Bộ môn Quản trị Kinh doanh - Khoa Vận tải - Kinh tế - Trường Đại
    học Giao thông Vận tải).
    13. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
    14. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
    15. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020.
    16. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
    17. Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa - Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển
    công nghiệp Khánh Hòa đến năm 2015, có tính đến năm 2020.
    18. Tổng cục thống kê Việt Nam - Báo cáo thường niên thu, chi ngân sách của các
    tỉnh, thành phố trực thuộc TW giai đoạn 2005 - 2011.
    19. Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế - Tạp chí Kinh tế - Tháng 04/1999.
    20. Ý nghĩa điều tra PCI đối với chính sách quốc gia - Diễn đàn DN Việt Nam giữa
    kỳ 05/2007.
    D. Thông tin từ các websites
    1. Cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy phép ĐKKD hiện nay
    (http://luatdauthau.net/cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-trong-cap-giay -phep-dangky-kinh -doanh-hien-nay.html).
    2. Cơ chế một cửa liên thông rút ngắn thời gian giải quy ết thủ tục đăng ký kinh
    doanh (http://sonongnghiephatinh.gov.vn/vn/Listd.aspx?tabid=9).
    3. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử - Giảm thiểu tác động chủ quan
    (http://www.tinkinhte.com/luat/phan-tich-thao-luan /dang-ky-doanh-nghiepqua-mang-dien-tu-giam-thieu -tac-dong-chu-quan.nd5-dt.116084.021151.html).
    4. Đấu thầu qua mạng - Minh bạch hóa mua sắm công
    (http://www.bacgiangdpi.gov.vn/vietnam/index.asp?sub=5&view=785).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...