Tiến Sĩ Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 19
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29
    Chương 2: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO 30
    2.1. Những vấn đề lý luận chung về văn hóa chính trị 30
    2.2. Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa chính trị truyền thống Lào 50
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 66
    Chương 3: NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO 67
    3.1. Những nét khái quát của văn hóa chính trị truyền thống Lào 67
    3.2. Những giá trị: độc lập và tự chủ, tự lực và tự cường 80
    3.3. Những giá trị: yêu nước và đoàn kết dân tộc 93
    3.4. Những giá trị: đề cao đạo lý, tôn trọng chính nghĩa và bảo vệ công lý 103
    3.5. Những giá trị: hòa bình và hữu nghị, hợp tác và phát triển 112
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 125
    Chương 4: Ý NGHĨA CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 126
    4.1. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào góp phần định hướng cho công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân lào hiện nay 126
    4.2. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào với việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 135
    4.3. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào trong việc phát triển văn hóa chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 146
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 160
    KẾT LUẬN
    161
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 164
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

    Lào là quốc gia có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa dân tộc đặc sắc, gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn đời của nhân dân các bộ tộc Lào. Chính những giá trị văn hóa nói chung, những giá trị văn hóa chính trị (VHCT) truyền thống Lào nói riêng, đã được hình thành và phát triển trong lịch sử dân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước, là vũ khi để nhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm mưu xâm lược, đồng hóa của các thế lực ngoại bang. Cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới, VHCT Lào không chỉ là yếu tố rất quan trọng đối với đời sống chính trị, mà còn góp phần quyết định đối với đời sống xã hội của nhân dân các bộ tộc Lào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ngày nay, ranh giới giữa các quốc gia về mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là đời sống tinh thần dường như ngày càng trở nên "phẳng" hơn thì văn hóa nói chung, VHCT nói riêng của mỗi quốc gia, dân tộc càng trở nên yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn các sắc thái để thể hiện sự khác biệt, tính độc đáo, tính riêng cần phải có của các quốc gia, dân tộc.
    Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội. Cùng với quá trình dân chủ hóa xã hội, trình độ dân trí nói chung, trình độ VHCT nói riêng của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao. Mỗi người dân Lào hiểu rõ hơn về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát triển nền văn hóa đặc sắc của dân tộc, trong đó có nền VHCT nhân dân Lào. Nhờ đó, ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân Lào ngày càng được nâng cao, các giá trị VHCT truyền thống Lào đã thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, làm nên sức mạnh tinh thần to lớn, không chỉ góp phần định hướng cho công cuộc đổi mới của Đảng NDCM Lào, mà nó còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Lào đi lên cùng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
    Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đã phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường cũng đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt; lối sống ích kỷ, thực dụng ngày càng gia tăng; đạo đức xã hội và những giá trị văn hóa, trong đó có giá trị VHCT truyền thống dân tộc bị coi nhẹ; tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng có lúc, có nơi thể hiện sự giảm sút đáng lo ngại. Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thời khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa nói chung, VHCT nói riêng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước Lào. Do đó, vấn đề đấu tranh khắc phục những nguy cơ nêu trên để giữ gìn bản sắc VHCT dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy những giá trị VHCT truyền thống của đất nước Lào, xây dựng VHCT Lào tiên tiến, thực sự là nền tảng tinh thần vững chắc của nền chính trị, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngày càng trở nên cấp bách ở CHDCND Lào hiện nay.
    VHCT là một vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn ở CHDCND Lào, đòi hỏi sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để phác hoạ những giá trị của VHCT Lào, làm cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng, phát triển nền VHCT Lào, góp phần tăng cường và phát huy tính tích cực chính trị của mọi người dân trong quá trình tham gia quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ đảng viên ở CHDCND Lào. Mặt khác, nếu xây dựng được một nền VHCT phù hợp với yêu cầu mới và với điều kiện chính trị mới ở Lào, một nền VHCT vừa tiên tiến, vừa đậm bản sắc dân tộc Lào, đặc biệt là một nền VHCT Lào được nâng cao theo yêu cầu và trình độ quốc tế và khu vực thì nó sẽ có vị trí, vai trò quan trọng đối với quá trình đổi mới để phát triển đất nước ở CHDCND Lào hiện nay.
    Với các lý do và những yêu cầu bức thiết nêu trên và với nhận thức về tầm quan trọng của VHCT trong sự nghiệp cách mạng Lào, nghiên cứu sinh chọn đề tài: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ Chính trị học của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích của luận án:
    Trên cơ sở lý luận về VHCT, luận án phân tích làm rõ cơ sở hình thành và phát triển VHCT truyền thống Lào, xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích ý nghĩa của chúng đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ:
    Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
    - Làm rõ lý luận về VHCT và cơ sở hình thành VHCT truyền thống Lào.
    - Xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào.
    - Phân tích ý nghĩa của những giá trị VHCT truyền thống Lào đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án
    - Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu VHCT Lào với những giá trị truyền thống tiêu biểu của nó và hướng kế thừa, phát huy giá trị VHCT truyền thống Lào phục vụ công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu làm rõ những giá trị VHCT truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào và ý nghĩa của chúng đối với công cuộc đổi mới hiện nay (từ 1986 đến nay).
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1. Cơ sở lý luận:
    Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn PhômViHản và các văn kiện, các nghị quyết của Đảng NDCM Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam v.v . về văn hóa và VHCT.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp nghiên cứu cụ thể như lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh v.v . trong từng vấn đề đã đặt ra.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về VHCT truyền thống, luận án đã phân tích, nhằm xác định và rút ra được những giá trị VHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích và làm rõ những ý nghĩa và vai trò to lớn của các giá trị VHCT truyền thống trong công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    6.1. Ý nghĩa lý luận:
    Luân án cung cấp thêm những luận chứng khoa học cho việc làm rõ cơ sở hình thành VHCT Lào; xác định các giá trị truyền thống VHCT Lào và ý nghĩa của các giá trị đó đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
    Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động thực tiễn trong việc lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước Lào; làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo về chuyên đề VHCT.
    7. Kết cấu của Luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
     
Đang tải...