Tiểu Luận Những giá trị và hạn chế trong nhân sinh quan của phật giáo và ảnh hưởng của nó trong xã hội việt na

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những giá trị và hạn chế trong nhân sinh quan của phật giáo và ảnh hưởng của nó trong xã hội việt nam hiện nay


    PHẦN MỞ ĐẦU

    Qua hàng ngàn năm lịch sử, sống giữa 2 nền văn minh lớn của châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu nhiều giá trị của 2 nền văn minh ấy. Hơn nữa Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc vùng Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các th¬ương buôn vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đó thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo qua hai con đường Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt và đường Đồng Cỏ, là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.Ngay khi được truyền vào, từ thế kỷ đầu, đạo Phật đã nhanh chóng thích nghi với lối sống của người dân Việt và trong quá trình hình thành và phát triển trên đất nước này, đạo Phật đã không gặp một trở ngại nào trong việc hòa nhập vào mọi giai tầng của xã hội Việt Nam. Đạo Phật đã thấm vào nền văn minh Việt Nam tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào đất. Đạo Phật đã lan tỏa khắp hang cùng ngỏ hẻm trên lãnh thổ Việt Nam và đã có một chỗ đứng nhất định từ cung đình cho đến làng xã Việt Nam. Đạo lý của Phật giáo Việt Nam cũng đã ảnh hưởng và ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt và đã trở thành những giá trị tinh thần vô giá cho người dân trên xứ sở này. Trong suốt chiều dài lịch sử mười tám thế kỷ qua, đạo Phật đã chứng minh sự hiện hữu của mình trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội . và có những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực vào các mặt nói trên.
    Xã hội ngày nay, trong cơn lốc toàn cầu hoá đã cuốn con người vào đó và làm không ít người đánh mất chính bản thân mình. Quan niệm đậo đức, luân lý gia đình bị lung lay đến tận gốc rễ. Mải lo tranh quyền đoạt lợi khiến cho đầu óc con người trở nên u mê, ngu muội, không biết mình đang ở đâu, đang làm gì? Những khi tỉnh táo thì con người tự hỏi mình do đâu mà có? Sự hiện diện của mình trên cõi đời này như thế nào? Mục đích của cuộc sống của mình là gì? Để giải quyết các vấn đề trên Phật giáo đưa ra những lời giải đáp hay biện minh về "vấn đề sống" ấy, gọi là nhân sinh quan. Vậy nhân sinh quan là gì? Nhân: người, Sinh: sự sống, Quan: quan niệm. Nhân sinh quan: quan niệm về sự sộng của con người, sự xem xét, suy nghĩ về sự sống của con người, nói văn vẻ hơn là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hoá trong đời sống nhân loại và sự sống của con người. Nhân sinh quan Phật giáo đã thể hiện triết lý độc đáo về sự giải thoát con người, tìm con đường “giải thoát” khỏi vòng luân hồi để đạt tới trạng thái Niết Bàn, thể hiện khát vọng tự do, muốn thoát khỏi khổ đau, những bi kịch cuộc đời của con người, muốn được sống một cuộc sống vô lo vô ưu, sung sướng, đầy đủ của con người.
    Vì vậy, em chọn đề tài: “Những giá trị và hạn chế trong nhân sinh
    quan của phật giáo và ảnh hưởng của nó trong xã hội việt nam hiện nay”.Tuy đã có sự cố gắng nhưng do nhận thức và thời gian hạn chế nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những sai sót. Mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
     
Đang tải...